Phân biệt một số loại giấy tờ của người lao động nước ngoài

Pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định rõ điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Họ phải có một số giấy tờ nhất định như thị thực, thẻ tạm trú, giấy phép lao động. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt rõ được các loại giấy tờ này.

Căn cứ:

- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.

- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019.

- Bộ luật Lao động 2019.

- Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

Tiêu chí

Thị thực

Thẻ tạm trú

Giấy phép
lao động

Định nghĩa

Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam

Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực

Không có định nghĩa. Có thể hiểu đây là giấy tờ cần có để người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam (trừ trường hợp người lao động nước ngoài không phải xin giấy phép lao động)

Ý nghĩa

Là loại giấy tờ đầu tiên được cấp cho người nước ngoài khi người này muốn đến (nhập cảnh) Việt Nam

Giúp người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực

Nếu không có thẻ tạm trú (và thường trú), người nước ngoài được cấp chứng nhận tạm trú

Giúp người lao động nước ngoài được làm việc hợp pháp tại Việt Nam.

Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc phải xin được giấy phép lao động mới xin được thị thực

Điều kiện cấp

- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế

- Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh (trừ một số trường hợp)

- Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh (Điều 21)

- Một số trường hợp phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh: vào đầu tư, vào hành nghề luật sư, vào lao động, vào học tập

Thuộc đối tượng sau:

- Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ

- Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực có ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT

- Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật

- Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế

- Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam

Thời hạn sử dụng

- Thị thực ký hiệu SQ, EV: không quá 30 ngày

- Thị thực ký hiệu HN, DL: không quá 03 tháng

- Thị thực ký hiệu: không quá 06 tháng.

- Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT: không quá 12 tháng

- Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2: không quá 02 năm

- Thị thực ký hiệu ĐT3: không quá 03 năm

- Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2: không quá 05 năm

Lưu ý: Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.

Nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế

- Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1: không quá 10 năm

- Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH: không quá 05 năm

- Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT: không quá 03 năm

- Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1: không quá 02 năm

Lưu ý: Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết

- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam

- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài

- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài

- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ

- Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó

- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam

Cơ quan cấp

- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh

- Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao

- Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú

- Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc

Các trường hợp miễn cấp

- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú

- Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

- Việt Nam đơn phương miễn thị thực

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ

Nếu không thuộc trường hợp cấp thẻ tạm trú thì được cấp xác nhận tạm trú

Không có trường hợp miễn cấp

- Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ

- Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ

- Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam

- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ

- Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được

- Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư

- Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

- Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam

- Trường hợp khác theo mục 2 Chương II Nghị định 152

Trên đây, LuatVietnam đã phân biệt một số loại giấy tờ của người lao động nước ngoài gồm: thị thực, thẻ tạm trú, giấy phép lao động. Nếu còn thắc mắc về lao động nước ngoài, vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> 9 lý do khiến lao động nước ngoài bị thu hồi Giấy phép lao động
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

3 lưu ý quan trọng khi tiêm mũi thứ 2 vắc xin Covid-19

3 lưu ý quan trọng khi tiêm mũi thứ 2 vắc xin Covid-19

3 lưu ý quan trọng khi tiêm mũi thứ 2 vắc xin Covid-19

Lá chắn hữu hiệu nhất để đẩy lùi dịch Covid-19, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới chính là vắc xin. Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 hiện đang được triển khai rộng rãi ở tất cả các địa phương trên cả nước. Đối với những người đã tiêm mũi 1 thì khi tiêm mũi 2 cần lưu ý gì?