Giấy phép lái xe quốc tế có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?

(LuatVietnam) Những ngày qua, mạng xã hội facebook xuất hiện 1 đoạn video clip về sự việc một chiến sĩ CSGT nói bằng lái xe quốc tế theo Công ước Viên “vô giá trị tại Việt Nam”. Vậy căn cứ theo pháp luật Việt Nam, giấy phép lái xe quốc tế (gọi tắt là IDP) có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?  

Giấy phép lái xe quốc tế có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?
Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp

Cụ thể, theo chủ phương tiện bị xử lý cho biết, ngày 18/03/2018, anh đang lưu thông trên đường Mai Chí Thọ thuộc địa bàn Quận 2 thì CSGT ra hiệu lệnh dừng xe. Khi chủ phương tiện xuất trình Giấy phép lái xe (GPLX) quốc tế được cấp tại CHLB Đức thì đồng chí CSGT nói không có giá trị và tiến hành lập biên bản giữ xe.

Xét trên góc độ pháp lý, trước hết, căn cứ theo Điều 41.2.a.ii Công ước Viên có hiệu lực từ 29/3/2011 (trong đó có Việt Nam tham gia ký kết) quy định: Quốc gia ký kết phải công nhận trường hợp được lái xe hợp lệ trên lãnh thổ của mình là “sở hữu giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với nội dung Phụ lục 7 của Công ước, với điều kiện nó phải được xuất trình cùng lúc với giấy phép lái xe nội địa tương ứng”.

Không chỉ vậy, pháp luật Việt Nam cũng có quy định về giấy phép lái xe quốc tế. Cụ thể, Khoản 1 Điều 11 Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định: Người có Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) do các nước tham gia Công ước Vienna cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển; phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam”.

Như vậy, xét về khía cạnh luật pháp quốc tế lẫn luật pháp Việt Nam, giấy phép lái xe quốc tế (do CHLB Đức cấp) hoàn toàn có giá trị sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện còn phải mang theo giấy phép lái xe ở CHLB Đức phù hợp với hạng xe điều khiển.

Giấy phép lái xe quốc tế có thực sự vô giá trị tại Việt Nam?

Danh sách các quốc gia thành viên của Công ước Viên (trong đó có Việt Nam)

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?