Giật mình với tin quán cafe không được chiếu World Cup

Ngày 8/6, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã chính thức mua bản quyền World Cup 2018. Quyền phát sóng World Cup chỉ được VTV chia sẻ cho một số đơn vị.

Quán cafe chiếu World Cup 2018 phải xin phép FIFA

Theo công bố của VTV, hiện tại, VTV đã ký hợp đồng với các đơn vị là Viettel, FPT, VNPT về việc tiếp sóng nguyên vẹn tín hiệu các trận đấu của World Cup 2018. Các đơn vị này cũng sẽ được phép sử dụng hình ảnh, clip hình ảnh nổi bật của các trận đấu. Bên cạnh đó, Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV) cũng được VTV chia sẻ bản quyền phát sóng.

Các hành vi được coi là vi phạm bản quyền World Cup 2018 bao gồm: Các đài truyền hình tiếp sóng, tái phát sóng mà không có sự thỏa thuận với nhà đài hoặc đồng ý của FIFA; Trang web, mạng xã hội, ứng dụng truyền tải trực tiếp các trận đấu; Tổ chức các buổi chiếu công cộng thu tiền hoặc không thu tiền mà không được sự đồng ý của FIFA…

Theo thông tin từ đại diện của VTV, bất cứ hình thức chiếu ở nơi công cộng, bao gồm cả các quán cafe bóng đá, các nhà hàng cần phải xin phép FIFA, VTV không có quyền cấp phép. Hiện VTV đang liên hệ với FIFA để tìm hiểu về cách thức xin phép để giúp đơn vị có thể liên hệ một cách dễ dàng.

Như vậy, nếu các quán café bóng đá hoặc bất cứ điểm chiếu công cộng nào khác chiếu World Cup 2018 mà chưa được sự cho phép của FIFA thì được coi là vi phạm bản quyền.

 vi phạm bản quyền World Cup 2018

Quán cafe không được chiếu World Cup nếu chưa xin phép FIFA (Ảnh minh họa)

Mức xử phạt với hành vi vi phạm bản quyền phát sóng

Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định các mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quyền phát sóng, tái phát sóng như sau:

- Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi phân phối đến công chúng bản sao chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng.

- Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 35 triệu đồng đối với hành vi sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng…

Xem thêm:

 2 khó khăn của VTV khi mua bản quyền World Cup 2018

Cá cược World Cup 2018 có được coi là hợp pháp?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.