Giáo viên vẫn chưa được tăng lương

(LuatVietnam) Bộ Giáo dục và Đào tạo không còn đưa quy định “lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

Cuối năm 2017, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo đã được công bố, trong đó, quy định về lương giáo viên được đặc biệt quan tâm. Cụ thể, dự thảo này đã bổ sung Điều 81 của Luật Giáo dục như sau: “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”.

Trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện nay, nhìn chung lương giáo viên còn thấp, đặc biệt là giáo viên bậc giáo dục mầm non, phổ thông. Hơn nữa, việc quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp là thể chế hóa chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013.

Khoản 6, Mục III Nghị quyết 29-NQ/TW quy định: “Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.

Ngay sau khi dự thảo nêu trên được công bố để lấy ý kiến dư luận và các Bộ, ngành liên quan, nhiều giáo viên đã khấp khởi kỳ vọng quy định trên sẽ chính thức được đưa vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, mức tiền lương đối với giáo viên sẽ được cải thiện đáng kể so với hiện nay.

Giáo viên vẫn chưa được tăng lương

Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tuy nhiên, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/03 vừa qua, không có đề xuất tăng lương giáo viên như trước đó đã đưa ra.

Được biết, đề xuất nêu trên đã không nhận được sự đồng thuận của hai Bộ liên quan là Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ. Hai Bộ này đều thống nhất quan điểm cho rằng không nên đưa vấn đề tiền lương, phụ cấp vào luật chuyên ngành.

Hơn nữa, lương giáo viên hiện nay đã được quy định tại Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2013/NĐ-CP. Theo đó, giáo viên được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề. Bộ Nội vụ khẳng định đây đã là sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước đối với giáo viên.

Tiếp thu ý kiến của các Bộ liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định bỏ quy định “Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục vừa được trình vào ngày 12/03 vừa qua.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bán hàng đa cấp phải có đường dây nóng giải quyết khiếu nại

Bán hàng đa cấp phải có đường dây nóng giải quyết khiếu nại

Bán hàng đa cấp phải có đường dây nóng giải quyết khiếu nại

Theo quy định mới được nêu tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP, tổ chức đăng ký bán hàng đa cấp phải đáp ứng một số điều kiện như: Có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp; Có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp.

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Thủ tục giám định tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2018 có gì mới?

Theo hướng dẫn tại Thông tư mới, thủ tục khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp từ năm 2018 sẽ có nhiều thay đổi. Người lao động phải chuẩn bị hồ sơ với nhiều loại giấy tờ hơn so với quy định trước đó.