Giáo viên đánh học sinh bị xử lý thế nào?

Đánh học sinh là một trong những hành vi mà giáo viên không được phép làm. Vậy nếu giáo viên đánh học sinh thì bị xử lý như thế nào?

Kỷ luật giáo viên đánh học sinh

Tại khoản 4 Điều 6 Quy chế ban hành kèm Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về việc giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo quy định như sau:

“Không xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, ngư­ời khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.”

Bên cạnh đó, tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/BGDĐT và Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cũng đều có quy định: Giáo viên, nhân viên không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp (theo Điều 31 Thông tư 28, Điều 31 Thông tư 32).

Đồng thời, trong bất kỳ trường hợp nào, giáo viên cũng không có quyền đánh học sinh bởi các hình thức kỷ luật mà giáo viên được áp dụng với học sinh quy định định tại 02 Thông tư trên chỉ bao gồm:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm;

- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm;

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, việc giáo viên đánh học sinh là hành vi vi phạm các quy định của nhà giáo. Vì thế, giáo viên là viên chức thực hiện hành vi vi phạm này sẽ bị xử lý kỉ luật.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 52 Luật viên chức 2010, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật là:

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Trong đó, hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.

giao vien danh hoc sinhGiáo viên đánh học sinh bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Giáo viên đánh học sinh bị phạt hành chính đến 10 triệu đồng

Ngoài bị xử lý kỷ luật, nếu giáo viên đánh học sinh dưới mức chịu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt hành chính.

Dưới góc độ pháp lý, đánh người là một trong những hành vi ngược đãi, xâm phạm thân thể người khác.

Đánh học sinh là một dạng ngược đãi về thể chất. Trong đó, việc đánh, gây thương tích cho học sinh được thực hiện một cách cố ý. Hành vi này không chỉ xâm phạm đến sức khỏe mà đôi khi còn ảnh hưởng tới tâm lý của người học.

Theo quy định của pháp luật, giáo viên đánh học sinh sẽ bị áp dụng mức phạt hành chính với hành vi ngược đãi, xúc phạm thân thể người học.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kỷ luật người học không đúng quy định của pháp luật hiện hành;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, giáo viên đánh học sinh có thể bị phạt hành chính đến 10 triệu đồng.

Giáo viên đánh học sinh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp giáo viên đánh học sinh mà gây thương tích trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như: thực hiện với người dưới 16 tuổi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn… thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích.

Trong đó, mức phạt thấp nhấp với Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Ngoài ra, các mức phạt còn lại được quy định như sau:

- Phạt tù từ 02 năm đến 06 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%...

- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Gây thương tích (trừ trường hợp làm biến dạn vùng mặt) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;…

- Phạt tù từ 07 năm đến 14 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm chết người; Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; …

- Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi làm chết 02 người trở lên…

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm mà giáo viên đánh học sinh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các khung hình phạt phù hợp về Tội cố ý gây thương tích.

Nếu có băn khoăn về việc giáo viên đánh học sinh cũng như các quy định khác, bạn đọc có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.