Giá như tôi biết điều này từ khi học năm nhất trường Luật

Là một cử nhân Luật, thế nhưng cho đến tận khi ra trường đi làm, tôi mới giật mình nhận ra mình còn thiếu quá nhiều thứ chưa kịp trau dồi trong suốt 04 năm ngồi trên giảng đường.

Tôi - một chàng trai tỉnh lẻ lên Hà Nội trọ học cùng với niềm tự hào, hân hoan vì đỗ vào ngôi trường đào tạo luật lớn nhất cả nước - trường ĐH Luật Hà Nội.

Thế nhưng, niềm hân hoan ấy cũng nhanh chóng qua đi khi tôi phải bắt đầu làm quen với tiết học dài trên giảng đường, những bài tập lớn và những kỳ thi vấn đáp đầy căng thẳng.

Gần như trong suốt 04 năm học, tôi chỉ vùi đầu vào học - kiếm tiền và yêu đương, cho đến tận khi ra trường và đi làm, tôi mới nhận ra có những điều đáng lẽ mình cần phải biết ngay từ khi học năm nhất.

Giá như tôi biết điều này từ khi học năm nhất trường Luật

Tôi đã bỏ lỡ nhiều thứ trong suốt 4 năm học luật (Ảnh minh họa)

 

1 - Học tiếng Anh chưa bao giờ là thừa

Vốn là dân khối A chính hiệu nên tôi chưa từng tự tin với khả năng ngoại ngữ của mình. Khi bước vào trường đại học luật, tôi cũng không tập trung cho việc trau dồi vốn tiếng Anh vì… lười và vì không ý thức được tầm quan trọng của thứ ngôn ngữ cả thế giới đều dùng này.

Điều đó đã thật sự trở thành một vấn đề lớn đối với tôi khi ra trường. Tôi bỏ lỡ nhiều cơ hội được làm việc trong các văn phòng luật và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.


2 - Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản 

Tôi, cũng giống như hàng nghìn sinh viên luật khác khi ra trường bị các nhà tuyển dụng than phiền rằng: “Học 4 năm ĐH Luật nhưng không viết nổi một cái đơn cho khách hàng!”.

Kỹ năng viết, soạn thảo văn bản rất quan trọng với những người học luật. Đây cũng là công việc đầu tiên mà bạn cần làm sau khi ra trường, trước khi học những kỹ năng cao hơn như tư vấn hay tranh tụng…


3 - Tìm một phương pháp học hiệu quả

Suốt 4 năm ĐH, tôi là một trong những “con ong” chăm chăm học hành nhất lớp. Thế nhưng, điểm bài tập, điểm thi chỉ làng nhàng và tôi cũng chỉ ra trường với một tấm bằng Khá.

Nguyên nhân có lẽ là vì tôi chưa có một phương pháp học hiệu quả, đặc biệt là không tìm một công cụ tra cứu văn bản và hiệu lực của văn bản để áp dụng.

Việc không cập nhật được những lần điều chỉnh trong các văn bản, không biết văn bản đó hết hiệu lực hay chưa khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn trong các bài tập, bài thi.

Trong một lần lướt mạng, tôi vô tình biết đến trang luatvietnam.vn - website cung cấp dịch vụ tra cứu văn bản luật đầu tiên của Việt Nam với hệ thống văn bản đồ sộ cùng nhiều tiện ích khác giúp tôi nhanh chóng kiểm tra hiệu lực của từng văn bản, biết được điều, khoản nào văn bản đã bị điều chỉnh...

Đến khi ra trường, làm việc trong một công ty luật và hàng ngày phải tra cứu văn bản để phục vụ công việc, tôi càng thấm thía tầm quan trọng của việc có một công cụ, tiện ích tra cứu văn bản luật trong tay.

LuatVietnam hiện đang cung cấp gói tra cứu văn bản dành riêng cho học viên, sinh viên với giá ưu đãi chỉ còn 390.000 đồng/12 tháng (giá gốc 828.000 đồng).

Để biết thêm chi tiết, vui lòng truy cập: sinhvien.luatvietnam.vn


LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất

Hiện nay, theo quy định tất cả các giáo viên phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ. Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của giáo viên ở các cấp học và vị trí giảng dạy là không giống nhau. Dưới đây là quy định về chứng chỉ ngoại ngữ với giáo viên mới nhất.