Giả mạo chữ ký, mức phạt thế nào?

Hiện nay có rất nhiều người không hề biết rằng việc giả mạo chữ ký của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy, mức phạt nào được áp dụng với tội danh giả mạo chữ ký theo quy định của pháp luật.

1/ Xử lý vi phạm hành chính

Căn cứ vào từng tính chất của từng vụ việc, mục đích của hành vi giả mạo chữ ký mà người giả mạo chữ ký có thể bị xử lý bằng các biện pháp xử phạt hành chính được quy định tại Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 gồm:

- Cảnh cáo

- Phạt tiền

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính

- Trục xuất

Ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể, pháp luật có những quy định riêng như:

 - Trong lĩnh vực tư pháp, Điều 24 Nghị định 67/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 2015 quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực.

- Trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm, Điều 45 Nghị định 110/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối hành vi giả chữ ký của người có quyền yêu cầu đăng ký trong đơn yêu cầu đăng ký hoặc văn bản thông báo

- Theo quy định về quyền tác giả, Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP 2013 quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm

Giả mạo chữ ký, mức phạt thế nào?

Giả mạo chữ ký, mức phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

2/ Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tội giả mạo chữ ký của người khác được quy định cụ thể trong Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 về hành vi vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Ngoài ra, nếu người thực hiện tội phạm giả mạo chữ ký trong hợp đồng mua bán, hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp … nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 về tội chiếm đoạt tài sản.

Qua đây, mọi người nên có ý thức cảnh giác khi được người khác nhờ ký hộ giấy tờ, giả mạo chữ ký bởi hành vi này là vô cùng nguy hiểm.

Xem thêm:

Giả mạo người khác trên Facebook bị phạt đến 30 triệu đồng

Hà Nội cảnh báo giả mạo chỉnh sửa thông tin tuyển sinh trực tuyến

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tổng hợp điểm mới Thông tư 15/2024/TT-NHNN về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Tổng hợp điểm mới Thông tư 15/2024/TT-NHNN về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Tổng hợp điểm mới Thông tư 15/2024/TT-NHNN về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 28/6/2024,Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 15/2024/TT-NHNN. Dưới đây là tổng hợp một số điểm mới Thông tư 15/2024/TT-NHNN về cung ứng dịch vụ toán không dùng tiền mặt.

Tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng, bị tội gì?

Tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng, bị tội gì?

Tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng, bị tội gì?

Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin là nhiều hành vi lợi dụng mạng xã hội để phạm tội cũng ngày càng gia tăng. Trong đó, đáng nói nhất là hành vi tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng khi hai người chia tay. Vậy, pháp luật quy định thế nào để xử lý những hành vi này nhằm bảo vệ người bị hại.