Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị phạt bao nhiêu?

Khi gây tai nạn giao thông, thay vì dừng lại để cứu giúp người bị nạn và trình báo với cơ quan có thẩm quyền, nhiều người lại chọn phương án lái xe bỏ trốn.

1. Phải làm gì khi gây tai nạn giao thông?

Theo Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có các trách nhiệm sau:

- Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

- Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

Khoản 17 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ cũng quy định bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông để trốn tránh trách nhiệm là một trong hành vi bị nghiêm cấm.

Một vụ tai nạn giao thông đường bộ (Ảnh minh họa)


2. Người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử lý thế nào?

2.1 Xử lý hành chính

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị xử lý như sau:

Phương tiệnMức phạtCăn cứ 
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác400 - 600.000 đồngđiểm b khoản 4 Điều 8
Xe moto, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy06 - 08 triệu đồngđiểm đ khoản 8 Điều 6
Máy kéo, xe máy chuyên dùng10 - 12 triệu đồngđiểm c khoản 8 Điều 7
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô16 - 18 triệu đồngđiểm b khoản 8 Điều 5

2.2 Xử lý hình sự

Ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên, người gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn còn có thể bị xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo quy định của Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó, việc bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông được quy định là một tình tiết tăng nặng trong Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông. Mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 10 năm tù.

Cụ thể, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm - 05 năm: 

a) Làm chết người; 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: 



c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;


Như vậy, mức phạt cao nhất đối với người có hành vi gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn lên đến 10 năm tù. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về các quy định của pháp luật hiện hành về giao thông, vui lòng liên hệ ngay LuatVietnam theo số: 19006192

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục