Gần 34 triệu thuê bao di động chưa bổ sung ảnh chân dung

Chỉ còn ít ngày nữa sẽ đến hạn cuối các khách hàng sử dụng mạng di động phải bổ sung ảnh chân dung. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, còn khá nhiều thuê bao vẫn chưa bổ sung ảnh chân dung.

Nhiều khách hàng chưa “mặn mà” bổ sung ảnh chân dung

Số liệu từ Cục Viễn thông công bố tính đến giữa tháng 3/2018, vẫn còn khoảng 34 triệu thuê bao di động cần phải bổ sung lại thông tin cá nhân chính xác theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 của Chính phủ.

Các nhà mạng đã liên tục gửi tin nhắn nhắc nhở khách hàng thực hiện việc bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao di động.

Bên cạnh đó, các nhà mạng còn đưa ra những hướng dẫn cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho các thuê bao thuận tiện nộp ảnhchân dung bổ sung.

Không chỉ vậy, nhiều nhà mạng đã lên tiếng cam kết đảm bảo an toàn thông tin cho khách hàng.

Hiện cả nước đang có gần 120 triệu khách hàng sử dụng điện thoại di động.

Tính đến nay, dù các nhà mạng chưa công bố số liệu mới cập nhật nhưng ước tính số khách hàng cần phải bổ sung vẫn còn rất lớn, đặc biệt là khách hàng đã sử dụng mạng di động từ trước năm 2017.

Gần 34 triệu thuê bao di động chưa bổ sung ảnh chân dung

Gần 34 triệu thuê bao di động chưa bổ sung ảnh chân dung (Ảnh minh họa)

Thuê bao không bổ sung thông tin sẽ bị khóa 2 chiều

Nghị định 49/2017/NĐ-CP ngày 24/4/2017 quy định về thông tin thuê bao bao gồm:

- Số thuê bao; đối tượng sử dụng cho từng số thuê bao: đối với cá nhân (cho bản thân; cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ; cho thiết bị); đối với tổ chức (cho các cá nhân thuộc tổ chức; cho thiết bị);

- Thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; số, ngày cấp, cơ quan cấp hoặc nơi cấp giấy tờ tùy thân; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (đối với người có quốc tịch Việt Nam);

- Thông tin trên giấy tờ của tổ chức, bao gồm: tên tổ chức; địa chỉ trụ sở giao dịch; thông tin trên giấy tờ tùy thân của người đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và thông tin trên giấy tờ tùy thân của mỗi cá nhân thuộc tổ chức tương ứng với số thuê bao mà tổ chức giao cho cá nhân đó sử dụng (trường hợp tổ chức giao cho người sử dụng);

- Bản số hóa toàn bộ các giấy tờ của cá nhân, tổ chức đã xuất trình khi đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung;

- Ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước);

- Hình thức thanh toán giá cước (trả trước, trả sau);

- Họ tên nhân viên giao dịch; thời gian thực hiện việc giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; thời gian thực hiện mỗi lần cập nhật thông tin thuê bao (đối với các trường hợp cá nhân, tổ chức cập nhật lại thông tin thuê bao); địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.

Cũng theo yêu cầu của Nghị định 49/2017/NĐ-CP, trường hợp thông tin thuê bao chưa đúng quy định, nhà mạng phải thực hiện thông báo liên tục trong ít nhất 05 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần cho khách hàng cập nhật, bổ sung thông tin.

Nếu khách hàng không thực hiện cập nhật, bổ sung thông tin cá nhân thì số thuê bao sẽ bị khóa một chiều sau 15 ngày, kể từ ngày đầu tiên nhà mạng gửi thông báo; 15 ngày tiếp theo không thực hiện, số thuê bao sẽ bị khóa 02 chiều; sau 1 tháng vẫn không thực hiện sẽ bị chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông.

Xem thêm:

Thuê bao Vinaphone được bổ sung ảnh chân dung qua facebook, email

Số lạ đăng ký thông tin thuê bao của mình, phải làm sao?

Làm lộ ảnh của khách hàng, nhà mạng bị phạt thế nào?

Nộp ảnh chân dung cho nhà mạng: Có thể dùng ảnh ở CMND

Hướng dẫn bổ sung ảnh chân dung cho thuê bao Mobifone

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.