F0 điều trị tại nhà có còn được hỗ trợ 80.000 đồng/ngày tiền ăn?

Gần đây, tình hình dịch Covid-19 ngày càng trở nên căng thẳng khi xuất hiện hàng chục nghìn ca nhiễm mỗi ngày trên cả nước. Với số ca nhiễm khổng lồ hiện như hiện nay, liệu F0 điều trị tại nhà có còn được hỗ trợ tiền ăn và chi phí khám, điều trị Covid-19 nữa không? 

1. F0 điều trị tại nhà còn được hỗ trợ tiền ăn nữa không?

Theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 33/2021/QĐ-TTg, chính sách hỗ trợ tiền ăn cho người mắc Covid-19 (F0) và người thực hiện cách ly y tế (F1) được quy định như sau:

1. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người điều trị nhiễm Covid-19 (F0), từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày.

2. Hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày đối với các trường hợp người thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, từ ngày 27 tháng 4 năm 2021 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày.

Theo quy định trên, chính sách hỗ trợ 80.000 đồng/ngày tiền ăn cho F0, F1 chỉ được áp dụng đến hết ngày 31/12/2021. Vì vậy, hiện nay F1, F0 không còn được hỗ trợ 80.000 đồng tiền ăn như trước nữa.

F1 tự cách ly, F0 tự điều trị tại nhà hay điều trị tập trung tại các cơ sở thu dung đều phải tự chi trả tiền ăn trong quá trình khám, chữa bệnh.

f0 tai nha duoc ho tro tien an khong

2. F0 được nhận những khoản tiền nào?

Hỗ trợ tối đa 03 triệu đồng từ công đoàn

Theo Quyết định 3749/QĐ-TLĐ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quy định đoàn viên, người lao động là F0 không vi phạm quy định về phòng, chống dịch thì được nhận hỗ trợ như sau:

- Tối đa 03 triệu đồng nếu/người nếu có triệu chứng bệnh nặng, phải điều trị từ 21 ngày trở lên theo giấy xác nhận của cơ quan y tế;

- Tối đa 1,5 triệu đồng/người nếu điều trị tại nhà từ 21 ngày trở lên hoặc điều trị dưới 21 ngày theo xác nhận của cơ quan y tế.

Tiền bảo hiểm của chế độ ốm đau

Người lao động bị nhiễm Covid-19 nghỉ việc, có xác nhận của cơ sở y tế sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Theo Điều 26 Luật này, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong năm của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là từ 30, 40 hoặc 60 ngày tùy theo số năm đã đóng Bảo hiểm xã hội.

Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian hưởng từ 40, 50 hoặc 70 ngày tùy theo số năm đã đóng Bảo hiểm xã hội.

Tiền dưỡng sức sau khi điều trị Covid

F0 trong vòng 30 ngày trở lại làm việc mà sức khỏe vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày theo Điều 29 của Luật Bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, khoản tiền này chỉ được nhận nếu F0 điều trị từ 30 ngày trở lên trong năm (Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH).

Xem thêm: Nếu bạn là F0, đây là 4 khoản tiền bạn được nhận

F0 điều trị tại nhà có còn được hỗ trợ 80.000 đồng/ngày tiền ăn?

3. Khám, điều trị Covid-19 hết bao nhiêu tiền?

3.1. F0 được khám, chữa bệnh miễn phí

Tại Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc với tính chất của bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Trong đó, khoản 2 Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định:

2. Huy động phương tiện, thuốc, thiết bị y tế, giường bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và bố trí cán bộ y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh phục vụ chống dịch. Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí;

Như vậy, người mắc Covid-19 khi khai báo với các Cơ sở y tế sẽ được được khám và điều trị miễn phí.

Theo Nghị quyết số 268/NQ-UBTVQH15 ngày 06/8/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân Covid-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 (bao gồm cả chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị Covid-19) do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế.

Đối với bệnh nhân mắc Covid-19 có các bệnh khác thì việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật Bảo hiểm y tế và các quy định pháp luật có liên quan.

Với các trường hợp mắc Covid-19 ở mức độ nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà, người dân cũng nên khai báo cho y tế địa phương gần nhất để được hướng dẫn chữa bệnh đúng cách và cấp phát thuốc miễn phí.

Không nên tự chữa trị theo lời truyền miệng, mua các loại thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc bán trôi nổi trên mạng để tránh tiền mất, tật mang.

3.2. F0 điều trị bệnh nền được BYHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh

Theo Công văn số 505/BYT-BH, trường hợp đang trong thời gian cách ly y tế do Covid-19 mà mắc các bệnh khác phải khám, điều trị hoặc đang điều trị bệnh khác mà bị áp dụng biện pháp cách ly y tế thì được thanh toán chi phí khám chữa bệnh như sau:

- Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được quỹ BHYT thanh toán chi phí điều trị các bệnh khác trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp cấp cứu.

Trường hợp người bệnh điều trị tại nơi không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT thì được quỹ BHYT thanh toán trực tiếp trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng BHYT như đối với trường hợp cấp cứu.

- Người bệnh không có thẻ BHYT phải tự thanh toán chi phí điều trị bệnh khác theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám chữa bệnh.

Như vậy F0 trong thời gian cách ly mà mắc bệnh nền khác sẽ được BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh này trong quá trình điều trị Covid-19 theo mức hưởng của thẻ BHYT.

4. Giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19 hiện nay là bao nhiêu?

Mức giá dịch vụ xét nghiệm Covid-19 hiện nay được áp dụng theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BYT như sau:

STT

DANH MỤC DỊCH VỤ

Mức giá

Mức giá (chưa bao gồm sinh phẩm xét nghiệm)

Mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm

I

Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag test nhanh mẫu đơn

11.200

78.000

II

Xét nghiệm SARS-CoV-2 Ag miễn dịch tự động/ bán tự động mẫu đơn, gồm:

30.800

178.900

III

Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR trong trường hợp mẫu đơn, gồm:

212.700

1

Lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm

45.400

2

Thực hiện xét nghiệm và trả kết quả

167.300

3

Tổng mức thanh toán chi phí dịch vụ xét nghiệm bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm phản ứng

501.800

IV

Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR trong trường hợp mẫu gộp

1

Trường hợp gộp ≤ 5 que tại thực địa (nơi lấy mẫu)

78.800

1.1

Lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm

24.100

1.2

Thực hiện xét nghiệm và trả kết quả

54.700

1.3

Tổng mức thanh toán chi phí dịch vụ xét nghiệm bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm phản ứng

1.3.1

Trường hợp gộp 02 que

223.300

1.3.2

Trường hợp gộp 03 que

175.100

1.3.3

Trường hợp gộp 04 que

151.000

1.3.4

Trường hợp gộp 05 que

136.600

2

Trường hợp gộp 06 - 10 que tại thực địa (nơi lấy mẫu)

62.500

2.1

Lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm

23.300

2.2

Thực hiện xét nghiệm và trả kết quả

39.200

2.3

Tổng mức thanh toán chi phí dịch vụ xét nghiệm bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm phản ứng

2.3.1

Trường hợp gộp 06 que

110.600

2.3.2

Trường hợp gộp 07 que

103.800

2.3.3

Trường hợp gộp 08 que

98.600

2.3.4

Trường hợp gộp 09 que

94.600

2.3.5

Trường hợp gộp 10 que

91.400

3

Trường hợp gộp ≤ 05 mẫu tại phòng xét nghiệm

112.500

3.1

Lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm

48.400

3.2

Thực hiện xét nghiệm và trả kết quả

64.100

3.3

Tổng mức thanh toán chi phí dịch vụ xét nghiệm bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm phản ứng

3.3.1

Trường hợp gộp 02 mẫu

257.000

3.3.2

Trường hợp gộp 03 mẫu

208.800

3.3.3

Trường hợp gộp 04 mẫu

184.700

3.3.4

Trường hợp gộp 05 mẫu

170.300

4

Trường hợp gộp 06 - 10 mẫu tại phòng xét nghiệm

97.200

4.1

Lấy mẫu và bảo quản bệnh phẩm

49.200

4.2

Thực hiện xét nghiệm và trả kết quả

48.000

4.3

Tổng mức thanh toán chi phí dịch vụ xét nghiệm bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm phản ứng

4.3.1

Trường hợp gộp 06 mẫu

145.300

4.3.2

Trường hợp gộp 07 mẫu

138.500

4.3.3

Trường hợp gộp 08 mẫu

133.300

4.3.4

Trường hợp gộp 09 mẫu

129.300

4.3.5

Trường hợp gộp 10 mẫu

126.100

Trên đây là giải đáp thắc mắc về F0 điều trị tại nhà còn được hỗ trợ tiền ăn không? Nếu có thắc mắc về các quy định liên quan đến phòng, chống Covid-19, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.