Đường về Việt Nam của ô tô nhập khẩu vẫn gập ghềnh

Sau khi Honda Việt Nam nhập khẩu thành công lô xe hơn 2000 chiếc từ Thái Lan về nước thì đến nay, hầu như vẫn chỉ có ô tô của quốc gia láng giềng này được nhập vào Việt Nam.

Lượng ô tô nhập khẩu lại sụt giảm

Do vướng phải quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP, chưa bao giờ thị trường ô tô Việt Nam lại vắng bóng các dòng xe nhập khẩu đến thế. Những tháng đầu năm 2018, lượng ô tô nhập khẩu về nước sụt giảm thê thảm, có tuần chỉ có duy nhất một chiếc ô tô được nhập khẩu.

Nghị định 116/2017/NĐ-CP đặt ra những quy định nghiêm ngặt đối với ô tô nhập khẩu, trong đó có: Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; Kiểm định theo từng lô đối với xe nhập khẩu; Quy định về đường thử đối với hoạt động sản xuất ô tô.

Tháng 3/2018, Honda Việt Nam gây bất ngờ khi vượt qua rào cản của Nghị định 116 và nhập thành công lô xe hơn 2000 chiếc từ Thái Lan về nước. Đây được coi như một “cơn mưa rào giữa những ngày nắng hạ”, giúp tạo động lực cho các doanh nghiệp khác vượt qua rào cản của Nghị định 116/2017 để tích cực đưa ô tô nhập khẩu về nước.

Thế nhưng, sang đến tháng 4/2018, lượng ô tô nhập khẩu lại giảm khoảng 32%, giá trị kim ngạch giảm 6%. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nếu như lượng ô tô nhập khẩu tháng 3 là 3.676 chiếc thì tháng 4 chỉ có khoảng 2.500 chiếc. Cũng theo Tổng cục Hải quan, hầu hết xe nhập khẩu về Việt Nam thời gian qua đều là xe Thái Lan.

Đường về Việt Nam của ô tô nhập khẩu vẫn gập ghềnh

Tháng 4/2018, lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam lại sụt giảm (Ảnh minh họa)


Các hãng xe châu Âu cũng gặp khó

Ngoài xe nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, xe nhập khẩu từ các thị trường khác vẫn gặp vướng mắc khi thông quan về Việt Nam. Cụ thể như hãng Mitsubishi của Nhật Bản, hãng này tiết lộ đầu tháng 6 sẽ xuất khẩu xe sang Việt Nam sau nhiều tháng “đóng băng” thị trường Việt vì vướng quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP. Tuy nhiên, hãng này cũng cho biết chưa thể khẳng định chắc chắn bởi còn phải vượt qua các quy định kiểm định của Nghị định 116 và Thông tư 03/2018/TT-BGTVT.

Các hãng xe của châu Âu như Porsche, Mercedes, Audi hay BMW cũng đang loay hoay với quy định của Nghị định 116 và để ngỏ về thời điểm đưa xe vào thị trường Việt Nam. Khó khăn lớn nhất đối với các hãng xe này là phải có số chứng nhận chất lượng kiểu loại trên tem thông tin sản phẩm dán ở khung xe, do loại tem này chỉ áp dụng cho xe sử dụng ở thị trường châu Âu nên không có trên xe về Việt Nam.

Rõ ràng, Nghị định 116 đang đặt ra những bài toán khó cho thị trường ô tô nhập khẩu, người tiêu dùng trong nước vẫn tiếp tục mòm mỏi chờ đợi mua xe nhập giá tốt. Trước thực tế này, nhiều doanh nghiệp đang kiến nghị sửa đổi Nghị định 116/2017/NĐ-CP để cởi trói cho ô tô nhập khẩu.

Tin liên quan:

Lượng ô tô nhập khẩu biến động thế nào trong quý 1/2018?

Ô tô đang tăng giá hàng loạt. Vì sao?

Thật bất ngờ: Giá ô tô giảm gần 200 triệu đồng/chiếc

Những quy định mới về ô tô áp dụng từ năm 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.