Đường vào ĐH vẫn thênh thang vì loạt trường tuyển bổ sung

Nếu như những thí sinh đã trúng tuyển đại học đợt 1 đang rục rịch chuẩn bị làm thủ tục nhập học thì với những thí sinh thi trượt, cơ hội vẫn chưa thật sự khép lại vì hàng loạt trường vẫn còn chỉ tiêu xét tuyển bổ sung.

Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm theo Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT quy định, căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học tại trường sau xét tuyển đợt 1, trường xem xét, quyết định việc xét tuyển bổ sung.

Các trường có thể xét tuyển bổ sung một lần hoặc nhiều lần trong năm. Năm nay, Bộ cho phép các trường xét tuyển bổ sung đến tháng 12/2018 (theo Công văn 899/BGDĐT-GDĐH). Điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1.

Hiện tại, nếu như một số trường top công bố đã tuyển đủ chỉ tiêu và không tuyển bổ sung thì vẫn còn rất nhiều trường khác xét tuyển bổ sung, mở ra cơ hội trúng tuyển đại học cho những thí sinh chưa giành được tấm vé vào đại học đợt 1 (Xem thêm Hướng dẫn thủ tục đăng ký xét tuyển bổ sung tại đây)

Đường vào ĐH vẫn thênh thang vì loạt trường tuyển bổ sung

Tin vui với thí sinh: Vẫn nhiều trường xét tuyển bổ sung 2018 (Ảnh minh họa)


Dưới đây là danh sách những trường xét tuyển bổ sung 2018 do LuatVietnam tổng hợp.

1. ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Trường không xét tuyển bổ sung tại cơ sở TP. Hồ Chí Minh mà dành 90 chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung cho chương trình đào tạo đại học tại phân hiệu ở Bến Tre. Để được xét tuyển, thí sinh phải đạt từ 18,5 điểm trở lên ở các ngành Tài chính ngân hàng, Kinh tế và quản lý công…

2. ĐH Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Trường này sẽ xét tuyển bổ sung đối với tất cả ngành ở cả hai hệ đại học và cao đẳng. Với hệ đại học, trường có 30 chỉ tiêu đào tạo đại trà với các ngành Công nghệ vật liệu, Công nghệ chế biến thủy sản, An toàn thông tin…; 35 chỉ tiêu đào tạo chất lượng với các ngành Công nghệ sinh học, dinh dưỡng và khoa học thực phẩm, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhà hàng khách sạn…

Điều kiện xét tuyển vào hệ chất lượng cao của trường là thí sinh phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ 20 điểm hoặc đạt từ 16 điểm trở lên với 3 môn thi THPT quốc gia…

3. ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ngành cử nhân dinh dưỡng của trường là ngành duy nhất của trường xét tuyển bổ sung. Trường dành 30 chỉ tiêu xét tuyển vào ngành này đối với thí sinh đăng ký xét tuyển khối B (Toán, Hóa, Sinh). Đây là ngành học mới vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo thời gian gần đây.

4. Học viện Chính sách phát triển

Học viện Chính sách phát triển có 02 ngành xét tuyển bổ sung là Kinh tế và Quản lý Nhà nước, với các tổ hợp xét tuyển gồm: Toán Lý, Hóa; Toán, Lý, Tiếng Anh; Toán, Lý, ngữ Văn; Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh. Điểm xét tuyển bổ sung vào trường là từ 17 điểm trở lên. Ở cả hai ngành, trường đều có 40 chỉ tiêu.

5. ĐH Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngành xét tuyển bổ sung của trường là ngành Quản trị trường học với 304 chỉ tiêu. Điều kiện dự tuyển như sau: Thí sinh có kết quả thi THPT quốc gia từ 16 điểm trở lên ở các tổ hợp Toán, Lý, Hóa; Văn, Sử, Địa, Toán, Văn, Tiếng Anh…

6. Học viện Báo chí và tuyên truyền

Học viện Báo chí và tuyên truyền xét tuyển bổ sung với các ngành: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Quản lý Công, Chính trị học chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh và truyền thông chính sách. Thông tin cụ thể điều kiện xét tuyển sẽ được trường công bố vào ngày 12/8 tới đây…

7. Đại học Nha Trang

Đại học Nha Trang vẫn còn 450 chỉ tiêu để xét tuyển bổ sung với 20 ngành đào tạo, trong đó có: Công nghệ thực phẩm; Kinh tế; Kỹ thuật xây dựng; Kỹ thuật tàu thủy; Khoa học hàng hải; Quản lý thủy sản… Điểm xét tuyển dao động từ 14 – 15 điểm với các tổ hợp: Toán, Lý, Hóa; Toán, Hóa, Sinh; Toán, Lý, Tiếng Anh…

Xem thêm:

Thủ khoa ở Hòa Bình, Sơn La có bị rà soát lại điểm thi?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.