Được gửi quà gì cho người thân trong trại tạm giam, tạm giữ?

Những người bị tạm giam, tạm giữ có quyền được nhận nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu và gặp thân nhân... trong thời gian giam giữ. Vậy người thân của họ sẽ được gửi quà là những đồ vật như thế nào? 

1. Ai được thăm gửi quà cho người bị tạm giam, tạm giữ?

Căn cứ Điều 27 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, thân nhân là những người được gửi quà cho người đang bị tạm giam, tạm giữ.

Cụ thể, khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam quy định:

Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại; bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng; vợ, chồng; anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; cháu ruột với người bị tạm giữ, người bị tạm giam mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ông bà ngoại.

2. Được gửi quà gì cho người bị tạm giam, tạm giữ?

Theo quy định về việc giải quyết cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhận quà tại Điều 9 Thông tư 34/2017/TT-BCA, các loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gửi gồm:

- Tiền;

- Thuốc chữa bệnh, thuốc bổ;

- Đồ ăn, uống;

- Đồ dùng sinh hoạt và tư trang cá nhân (trừ các đồ vật thuộc danh mục cấm).

Trong trường hợp đặc biệt để phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định tạm dừng việc nhận quà là đồ ăn, uống.

Lưu ý:

- Định lượng quà là đồ ăn, uống mỗi lần gửi không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận tiền của thân nhân gửi là tiền Việt Nam và phải gửi lưu ký tại cơ sở giam giữ.

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được nhận tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ và được quy đổi sang tiền Việt Nam theo tỷ giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm gửi.

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được sử dụng tiền mặt, cơ sở giam giữ có trách nhiệm mở sổ lưu ký để tiếp nhận, theo dõi, quản lý việc sử dụng tiền lưu ký.

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng tiền lưu ký để mua đồ dùng sinh hoạt và đồ ăn, uống; định lượng đồ ăn, uống được mua một lần không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận lại tiền lưu ký (nếu còn) khi được trả tự do, chuyển đi cơ sở giam giữ khác hoặc giao lại cho thân nhân của họ.

- Thuốc chữa bệnh, thuốc bổ của thân nhân gửi cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng và có đơn thuốc của thầy thuốc tại cơ sở y tế nhà nước. Cán bộ y tế của cơ sở giam giữ có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam sử dụng thuốc theo chỉ định.

- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi tại cơ sở giam giữ với trọng lượng quà mỗi lần gửi không quá 03 kg; được nhận tiền của thân nhân gửi qua đường bưu điện.

duoc gui qua gi cho nguoi than trong trai tam giam
Được gửi quà gì cho người thân trong trại tạm giam, tạm giữ? (Ảnh minh họa)

3. Người bị tạm giam, tạm giữ được nhận quà mấy lần?

Điều 9 Thông tư 34 năm 2017 quy định:

- Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi 01 lần trong thời gian tạm giữ; 01 lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ.

- Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá 03 lần trong 01 tháng.

Trên đây là những thông tin, quy định giải đáp vấn đề: Được gửi quà gì cho người thân trong trại tạm giam, tạm giữ? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ: 1900.6199 để được hỗ trợ.

>> Chế độ ăn, mặc, ở của người bị tạm giam, tạm giữ

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Mới: Cách viết mẫu cam kết 08 để không bị khấu trừ 10% thuế TNCN

Mới: Cách viết mẫu cam kết 08 để không bị khấu trừ 10% thuế TNCN

Mới: Cách viết mẫu cam kết 08 để không bị khấu trừ 10% thuế TNCN

Người lao động nếu đủ điều kiện và biết cách viết mẫu cam kết 08 dưới đây sẽ tạm thời không bị khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trước khi trả thu nhập. Để thực hiện, người lao động chỉ cần viết mẫu cam kết và gửi cho nơi trả thu nhập.

Ngày đầu năm 2022 có 14.835 ca mắc Covid-19, Hà Nội nhiều nhất với 1.748 ca

Ngày đầu năm 2022 có 14.835 ca mắc Covid-19, Hà Nội nhiều nhất với 1.748 ca

Ngày đầu năm 2022 có 14.835 ca mắc Covid-19, Hà Nội nhiều nhất với 1.748 ca

Bản tin Covid-19 ngày 1/1/2022 của Bộ Y tế cho biết có 14.835 ca mắc Covid-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn nhiều nhất với 1.748 ca; trong ngày có gần 3.000 bệnh nhân khỏi, 216 ca tử vong; Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 20 ca Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron