Dừng xe, đỗ xe thế nào cho đúng luật?

Dừng xe và đỗ xe là hai khái niệm người tham gia giao thông thường nhầm lẫn với nhau. Luật Giao thông đường bộ 2008 đã quy định cụ thể về việc dừng xe, đỗ xe và các mức xử phạt liên quan.

Dừng xe, đỗ xe là gì?

- Dừng xe là trạng thái đừng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết để cho người lên, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác (khoản 1 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008)

- Đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian (khoản 2 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Như vậy, dừng xe và đỗ xe đều là trạng thái đứng yên của xe, tuy nhiên, nếu dừng xe chỉ là đứng yên trong một khoảng thời gian nhất định thì đỗ xe là dừng hẳn xe và không xác định được thời điểm xe tiếp tục chuyển bánh.

Dừng xe, đỗ xe thế nào cho đúng luật?

Khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ:

- Có tín hiệu báo cho lái xe khác biết (bật xinhan…);

- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy, nếu lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình.

- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

- Khi dừng xe, không được tắt máy hoặc không được rời khỏi vị trí lái;

- Xe đỗ trên đoàn đường dốc phải được chèn bánh.

Dừng xe, đỗ xe thế nào cho đúng luật?

Dừng đỗ xe thế nào cho đúng luật để không bị phạt? (Ảnh minh họa)

Khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố:

Ngoài việc tuân thủ các quy định nêu trên, khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố, lái xe phải:

- Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25m; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m.

- Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

Những nơi không được dừng xe, đỗ xe:

- Bên trái đường một chiều

- Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất

- Trên cầu, gầm cầu vượt

- Song song với một xe khác đang dừng đỗ

- Trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường

- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5m từ mép đường giao nhau

- Nơi dừng của xe buýt

- Trước cổng và trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức

- Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe

- Trong phạm vi an toàn đường sắt

- Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Một số mức phạt khi dừng xe, đỗ xe trái quy định

Theo Nghị định 46/2016, việc dừng xe, đỗ xe trái quy định sẽ bị xử phạt như sau:

Với người lái ô tô:

- Phạt 100.000 đồng – 200.000 đồng nếu dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho lái xe khác biết (điểm d khoản 1 Điều 5);

- Phạt 300.000 đồng – 400.000 đồng nếu dừng xe, đỗ xe ngược với chiều lưu thông của làn đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường… (điểm g, h khoản 2 Điều 5);

- Phạt 600.000 đồng – 800.000 đồng nếu dừng xe, đỗ xe bên trái đường một chiều; trên cầu, gầm cầu vượt; nơi điểm dừng đón trả khách của xe buýt… (Điểm đ, e khoản 3 Điều 5);

- Phạt 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng nếu dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; dừng, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng quy định (Điểm đ, i khoản 4 Điều 5).

Với người lái xe máy:

- Phạt 100.000 - 200.000 đồng nếu dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị; dừng xe, đỗ xe tại nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường, tại điểm dừng đón trả khách của xe buýt…(điểm đ, h khoản 3 Điều 6);

- Phạt 300.000 - 400.000 đồng nếu dừng xe, đỗ xe trên cầu (điểm d khoản 4 Điều 6);

- Phạt 500.000 đồng – 01 triệu đồng nếu dừng xe, đỗ trên trên hầm đường bộ trái quy định (điểm e khoản 5 Điều 6).

Xem thêm:

12 quy định của Luật Giao thông đường bộ mới nhất 2018 ai cũng cần biết

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Những nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2013

Những nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2013

Những nội dung cơ bản của Luật Đất đai năm 2013

Luật Đất đai hiện hành được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2014. Đến nay, đây vẫn là luật gốc điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Dưới đây, LuatVietnam tổng hợp những nội dung quan trọng nhất của Luật Đất đai 2019.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giữ vai trò thế nào?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giữ vai trò thế nào?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giữ vai trò thế nào?

Sắp tới, Quốc hội sẽ họp để quyết định về nhân sự giữ chức danh Chủ tịch nước. Hiện tại, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang được Ban Chấp hành Trung ương Đảng giới thiệu để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước. Vậy trong hệ thống chính trị, Tổng Bí thư và Chủ tịch nước giữ vai trò như thế nào?