Dùng hóa đơn tiền điện để vay tín chấp như thế nào?

Vay tín chấp theo hóa đơn tiền điện là sản phẩm vay của các ngân hàng dành cho cá nhân đang đứng tên trên hóa đơn điện sử dụng trong sinh hoạt. Vậy việc dùng hóa đơn tiền điện để vay tín chấp như thế nào?


Vay không cần thế chấp tài sản

Tín chấp là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

Vay tín chấp hay còn được gọi là vay không cần tài sản đảm bảo, người vay tiền có thể nhận được khoản tiền vay mong muốn mà không phải thế chấp tài sản hay bất cứ điều kiện bảo lãnh nào khi vay tiền.

Căn cứ để duyệt vay khi dùng hóa đơn điện để vay tín chấp là số tiền điện phát sinh hàng tháng, tiền điện càng cao lãi suất càng thấp và không yêu cầu người vay phải là chủ hộ.

Đối chiếu quy định tại Điều 345 Bộ luật Dân sự 2015, việc cho vay tín chấp bằng hóa đơn tiền điện phải được lập thành văn bản.

Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay.

Vì đây là chương trình cho vay không thế chấp nên uy tín của người vay được đặt lên hàng đầu và các ngân hàng xét duyệt rất nghiêm ngặt.

Dùng hóa đơn tiền điện để vay tín chấp như thế nào?
Dùng hóa đơn điện để vay tín chấp như thế nào? (Ảnh minh họa)


Nghĩa vụ thanh toán khi vay tín chấp

Trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ của người vay theo hợp đồng vay tiền cũng như theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:

- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu người vay mất khả năng thanh toán phía Ngân hàng có thể khởi kiện ra Tòa án nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc... theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Sau khi có bản án của tòa án bên ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ghi nhanh Webinar: Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và cách sử dụng AI Luật

Ngày 18/12/2024, LuatVietnam đã tổ chức hội thảo online dành cho cộng đồng Kế toán với chủ đề “Hiểu về hệ thống văn bản pháp luật Thuế và sử dụng AI Luật", với diễn giả của sự kiện là chị Vũ Thị Ngọc Lan - Trưởng phòng Nội dung của LuatVietnam.

Mua chung cư cần tìm hiểu thông tin gì để tránh rủi ro?

Mua chung cư cần tìm hiểu thông tin gì để tránh rủi ro?

Mua chung cư cần tìm hiểu thông tin gì để tránh rủi ro?

Tình trạng người mua chung cư ở một số dự án có nguy cơ không được giao nhà hoặc buộc dọn ra khỏi nhà vì căn hộ đã bị chủ đầu tư thế chấp ngân hàng khiến nhiều người lo lắng. Do vậy, trước khi mua nhà chung cư, người mua nhà cần tìm hiểu các thông tin pháp lý sau đây để giảm tối đa rủi ro.

Các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo Nghị định 46

Các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo Nghị định 46

Các mức phạt vi phạm giao thông 2019 theo Nghị định 46

Hiện nay, quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm lĩnh vực giao thông đường bộ được áp dụng theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Dưới đây, LuatVietnam tổng hợp các mức xử phạt vi phạm giao thông đường bộ 2019 phổ biến nhất đối với người đi ô tô, xe máy được quy định tại Nghị định 46.