Dùng 1 chiếc thẻ ATM phải chịu bao nhiêu loại phí?

Việc các ngân hàng đua nhau tăng phí rút tiền ATM nội địa vừa qua đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối bởi thực tế, người dùng thẻ ATM đang phải gánh rất nhiều loại phí khác nhau.

Theo Thông tư 35/2012/TT-NHNN, thẻ ATM là tên gọi thông dụng của thẻ ghi nợ nội địa. Đây là loại thẻ do tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để thực hiện giao dịch thẻ trong nước, cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ.

Cũng theo Thông tư này, người dùng thẻ ATM sẽ phải chịu những phí sau (chưa bao gồm thuế VAT):

1. Phí phát hành thẻ

Phí phát hành thẻ được quy định từ 0 đồng đến 100.000 đồng.

Hiện nay, Techcombank đang duy trì mức phí phát hành thẻ ATM cao nhất là 100.000 đồng; MaritimeBank, HDBank miễn phí; các ngân hàng lớn còn lại như Agribank, BIDV, Vietcombank có mức phí phổ biến là 50.000 đồng, riêng VietinBank là 45.000 đồng.

2. Phí thường niên

Phí thường niên (hay phí duy trì thẻ) được quy định dao động từ 0 đồng đến 60.000 đồng/thẻ/năm.

dùng thẻ ATM phải chịu bao nhiêu loại phí

Người dùng thẻ ATM phải chịu bao nhiêu loại phí? (Ảnh minh họa)

3. Phí giao dịch ATM

3.1. Vấn tin tài khoản

Vấn tin tài khoản từ máy ATM nội mạng: Miễn phí

Vấn tin tài khoản từ máy ATM ngoại mạng: Miễn phí – 500 đồng/giao dịch

3.2. In sao kê tài khoản

In sao kê từ máy ATM nội mạng: 100 đồng – 500 đồng/giao dịch

In sao kê từ máy ATM ngoại mạng: Từ 300 đồng – 800 đồng/giao dịch

3.3. Rút tiền mặt

Rút tiền mặt từ máy ATM nội mạng: Miễn phí – 3000 đồng/giao dịch

Rút tiền mặt từ máy ATM ngoại mạng: Miễn phí – 3000 đồng/giao dịch

Phí rút tiền nội mạng của Techcombank hiện nay là 2000 đồng/giao dịch; Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, MBbank là 1000 đồng/giao dịch, HDBank miễn phí…

Phí rút tiền ngoại mạng của hầu hết các ngân hàng là 3000 đồng/giao dịch, SHBank là 1000 đồng/giao dịch...

3.4 Chuyển khoản

Phí chuyển khoản: Miễn phí - 15.000 đồng/giao dịch

4. Các loại phí khác

Theo biểu phí dịch vụ thẻ của các ngân hàng.

Như vậy, người dùng thẻ ATM ở Việt Nam hiện nay đang phải gánh đến hàng chục loại phí khác nhau. Vì thế, khi nhiều ngân hàng lớn như Agribank, Viettinbank và Vietcombank thông báo tăng phí rút tiền ATM nội mạng và vấp phải nhiều ý kiến phản đối cũng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, theo thông tin mới được ghi nhận, Ngân hàng Nhà nước đã có ý kiến chỉ đạo các ngân hàng này tạm dừng chưa được tăng phí rút tiền ATM nội mạng.

Xem thêm: 

2 năm nữa, chuyển toàn bộ thẻ ATM sang thẻ chip?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.