Đưa người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị xử lý thế nào?

Việc người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thời gian gần đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm nhất là trong bối cảnh cả nước đang cao độ phòng, chống dịch Covid-19. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý thế nào?


Tuyệt đối không để người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Liên tiếp những ngày gần đây, cơ quan công an đã bắt được rất nhiều nhóm người đưa người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Hiện nước ta đã xuất hiện ca nhiễm Covid-19 mới trong cộng đồng. Do đó, hành vi này càng làm tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước thêm phần phức tạp.

Ngày 25/7, Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố, bắt tạm giam 06 nghi phạm tại TP. Móng Cái để điều tra về hành vi “Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép”.

Riêng tại TP. Đà Nẵng, chiều ngày 26/7, công an Đà Nẵng cũng cho biết, đã bắt giữ thêm 01 người Trung Quốc trong đường dây đưa người nhập cảnh trái phép vào thành phố.

Trước đó, chiều 21/7, Công an TP. Đà Nẵng cũng có thông tin về việc đã bắt giữ 03 nghi phạm (01 người Trung Quốc, 02 người Việt Nam) trong đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng.

Bởi vậy, ngày 25/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 253/TB-VPCP yêu cầu rà soát tất cả các trường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn các tỉnh, thành phố, coi các trường hợp này như nghi ngờ mắc bệnh để áp dụng các biện pháp cách ly y tế và xử lý theo quy định.

Đồng thời, các ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án khẩn trương xem xét, điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ việc nhập cảnh trái phép, trước hết là tại TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam.

Đưa người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
Đưa người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)


Nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bị phạt đến 15 năm tù

Việc đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam trong tình hình dịch bệnh vô cùng phức tạp hiện nay là hành vi vô cùng nguy hiểm, đáng bị lên án.

Thậm chí, tùy vào từng mức độ, hậu quả xảy ra của hành vi đưa người khác nhập cảnh “chui” vào Việt Nam mà người tổ chức có thể phải chịu xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

1/ Xử phạt hành chính

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 167 năm 2013, người có hành vi nhập cảnh vào Việt Nam trái phép hoặc tổ chức, môi giới… cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể bị xử phạt hành chính cụ thể với mức phạt tiền như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

Căn cứ

1

- Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất nhập cảnh

- Trốn hoặc tổ chức, giúp đỡ người khác trốn vào các phương tiện xuất nhập cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam

Từ 03 - 05 triệu đồng

khoản 2

2

Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện chở người nhập cảnh Việt Nam trái phép

Từ 05 - 10 triệu đồng

khoản 4

3

Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác vào Việt Nam, ở lại Việt Nam trái phép

Từ 15 - 25 triệu đồng

khoản 5

4

Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép

Từ 30 - 40 triệu đồng

khoản 6

Trong đó, nếu người vi phạm hành chính là người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2/ Chịu trách nhiệm hình sự

Việc xử lý hình sự cũng áp dụng với người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và người tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép. Cụ thể:

- Với người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam: Nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm thì bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng - 03 năm (theo Điều 347 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội Vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; tội ở lại Việt Nam trái phép);

- Với người tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép: Theo Điều 348 Bộ luật Hình sự về Tội Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, người nào có hành vi nêu trên sẽ bị phạt tù từ 01 - 05 năm.

Nếu vi phạm một trong các hành vi như lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; phạm tội từ 05 - 10 người; có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 05 - 10 năm;

Nếu vi phạm một trong các hành vi như đối với 11 người trở lên; thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng trở lên; làm chết người thì bị phạt tù từ 07 - 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Như vậy, hành vi đưa người nước ngoài, đặc biệt thời gian gần đây là người Trung Quốc vào Việt Nam trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn hết sức phức tạp là hành vi vô cùng nguy hiểm. Do đó, cần phải xử lý nghiêm minh những trường hợp nêu trên.

>> Siết chặt quy định về phòng, chống Covid-19 tại sân bay, bến xe

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.

Mẫu Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hiện hành

Mẫu Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hiện hành

Mẫu Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hiện hành

Mẫu Phiếu yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất - Mẫu số 01/ĐKTC, được ban hành kèm theo Thông tư 07/2019 của Bộ Tư pháp, là mẫu hồ sơ đề nghị thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.