Vì sao không xử lý người đưa hối lộ rồi tự tố giác người nhận?

Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về việc người đưa hối lộ chủ động khai báo có thể sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. 
table.roundedCorners { border: 1px solid #EBD9B9; border-radius: 8px; border-spacing: 0; } table.roundedCorners td, table.roundedCorners th { border-bottom: 1px solid #EBD9B9; padding: 1px; } table.roundedCorners tr:last-child > td { border-bottom: none; }

Bạn Hoàng Vĩnh H (Hà Nội) gửi câu hỏi: "Vì sao trường hợp đưa hối lộ mà tự tố giác người nhận lại không bị khởi tố hình sự? Trường hợp này người tố giác được hưởng quyền lợi gì?"


Vì sao không xử lý người đưa hối lộ rồi tự tố giác người nhận? 


Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng trả lời như sau:

Về mặt khoa học, tội phạm đưa, nhận hối lộ đã hoàn thành kể từ khi người đưa hối lộ và người nhận hối lộ thực hiện việc giao nhận lợi ích vật chất (tiền bạc, đất đai, tài sản…), tình cảm (hối lộ bằng tình dục…). Theo lẽ thông thường, cơ quan tiến hành tố tụng đã phải khởi tố vụ án, khởi tố bị can cả hai bên đưa và nhận hối lộ.

Quan hệ pháp luật các đối tượng này xâm phạm là trật tự quản lý hành chính nhà nước, cụ thể là việc nghiêm cấm dùng lợi ích vật chất, tinh thần để mưu cầu, tác động đến hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước.

Do đặc thù việc giao nhận hối lộ thường chỉ có một số ít người biết, diễn ra ở những nơi kín đáo, nên tội phạm thường rất khó phát giác, xử lý theo quy định của pháp luật. Chính vì thế, để thực hiện việc đấu tranh, phòng chống, xử lý tội phạm tham nhũng, cụ thể là hành vi đưa, nhận hối lộ, Bộ luật Hình sự 2015 đã có quy định bảo vệ người tố giác tội phạm, khuyến khích việc chủ động tố giác, phát hiện, đấu tranh tội phạm này.

Khoản 7, Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

“Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.

Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”

Với điều luật này, người đưa hối lộ sẽ được chia làm 02 trường hợp.

1/ Nếu người đưa hối lộ trong trạng thái bị người nhận hối lộ ép buộc, tức là bị đe dọa về tinh thần, thể chất, khiến cho người đưa hối lộ miễn cưỡng, bắt buộc phải đưa hối lộ. Rõ ràng về ý thức họ không hề mong muốn, ban đầu cũng không có ý định về việc đưa hối hộ. Trường hợp này người đưa hối lộ được xác định là không có tội và được trả lại toàn bộ tài sản đã dùng để đưa hối lộ.

2/ Nếu người đưa hối lộ chủ động, không bị ép buộc để đưa hối lộ, về ý thức chủ quan đây là hành động có tính toán, chủ động tiếp cận, chủ động thực hiện hành vi tội phạm và mong muốn thực hiện hành vi đưa hối lộ. Nên trường hợp này họ chỉ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và chỉ được trả lại một phần hoặc toàn bộ tài sản dùng đưa hối lộ.

Quy định nêu trên đã bảo vệ triệt để người tố giác tội phạm, khuyến khích mọi người dân tố giác hành vi tiêu cực, tham nhũng, nhận hối lộ, góp phần vào việc đấu tranh, phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng, nhận hối lộ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục