Dự thảo Chương trình phổ thông: Học sinh được dạy cách tiêu tiền

Đây là một trong những nội dung nằm trong Dự thảo Chương trình phổ thông môn Giáo dục công dân vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

Chiều ngày 19/01/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo Chương trình phổ thông để lấy ý kiến của nhân dân. Dự thảo này bao gồm chương trình của 20 môn học, dành cho cả 03 cấp: Tiểu học; Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo chương trình môn Giáo dục công dân là yêu cầu về năng lực giải quyết các vấn đề kinh tế đối với học sinh ở cả 03 cấp học.

Cụ thể:

- Học sinh tiểu học

+ Nhận biết được các loại tiền và giá trị của mỗi mệnh giá tiền Việt Nam
+ Tiết kiệm và sử dụng hợp lí tiền

- Học sinh trung học cơ sở

+ Nhận biết được giá trị của tiền với cuộc sống; tiết kiệm tiền và vận dụng kĩ năng để quản lý tiền vào tình huống thực tế
+ Lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm và tiêu tiền một cách hợp lý
+ Phân tích, đưa ra nhận xét hoặc quyết định đơn giản cho các tình huống liên quan đến kinh tế

Theo Dự thảo, học sinh được dạy cách tiêu tiền ngay từ tiểu học

- Học sinh trung học phổ thông

+ Hiểu được kiến thức cơ bản của nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng
+ Thu thập, phân tích các thông tin kinh tế, tình huống kinh tế hoặc một quyết định đơn giản về kinh tế; giải thích các hiện tượng kinh tế đơn giản thường gặp trong đời sống.
+ Bước đầu biết xây dựng ý tưởng kinh doanh cho một hoạt động kinh doanh nhỏ
+ Sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, tìm kiếm, phân tích dữ liệu kinh tế và chia sẻ thông tin với người khác.

Dự thảo Chương trình phổ thông được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn, quy trình được nêu tại Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT. Dự  kiến tháng 04/2018, Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được áp dụng. 

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục