Dự kiến đến 2020, Hà Nội không còn bếp than tổ ong

Trước thực trạng sử dụng bếp than tổ ong, cũng như tác hại mà bếp than tổ ong gây ra đối với môi trường và sức khỏe con người, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đưa ra lộ trình “xóa sổ” bếp than tổ ong. Mục tiêu đến 2020, Hà Nội không còn bếp than tổ ong…

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội mới đây đã thực hiện một cuộc khảo sát hiện trạng sử dụng bếp than tổ ong ở 23/30 quận, huyện. Kết quả khảo sát cho thấy, TP. Hà Nội hiện có khoảng 55.000 bếp than tổ ong, trong đó, tỷ lệ bếp than tổ ong tại các quận nội thành chiếm 63%, các huyện ngoại thành chiếm 37%. Trung bình mỗi ngày Hà Nội tiêu thụ khoảng hơn 528 tấn than, phát thải khoảng 1.870 tấn khí CO2 vào bầu không khí của Thành phố.

Bếp than tổ ong hiện đang được nhiều người Hà Nội sử dụng, đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp, các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống… Lý do  vì chi phí rẻ, dễ sử dụng và dễ di chuyển. Tuy nhiên, đây cũng chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội.

Đến 2020 Hà Nội không còn bếp than tổ ong
Bếp than tổ ong được người Hà Nội sử dụng nhiều

Theo đó, lượng khí CO2 lớn sản sinh ra trong quá trình đốt than tổ ong khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Lượng khí CO2 khổng lồ là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sống, bếp than tổ ong còn là “kẻ thù” đối với sức khỏe con người. Các chất độc hại sinh ra từ than tổ ong là tác nhân chính gây ra các bệnh về hô hấp, máu, rối loạn thần kinh, ung thư… Nghiêm trọng hơn, người sử dụng bếp than tổ ong trong nhà kín, không khí không được lưu thông còn có thể bị ngộ độc, dẫn đến tử vong.

Căn cứ vào kết quả khảo sát và tác hại mà bếp than tổ ong gây ra, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đưa lộ trình “xóa sổ” bếp than tổ ong trên địa bàn Thành phố, tiến tới giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội không còn bếp than tổ ong hoạt động. Lộ trình cụ thể như sau: Năm 2018 sẽ giảm 70% số lượng bếp than tổ ong, năm 2019 thay thế 100% số lượng bếp than tổ ong, năm 2020 duy trì kết quả thay thế 100%.

Hà Nội không còn bếp than tổ ong
Mục tiêu: Đến 2020, Hà Nội không còn bếp than tổ ong

Để thực hiện mục tiêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã lựa chọn một số quận tổ chức thí điểm mô hình tuyên truyền tác hại của bếp than tổ ong, đồng thời giới thiệu các mẫu bếp mới thân thiện với môi trường đến người dân. Bên cạnh đó, Thành phố cũng nêu ra chủ trương chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ bán than tổ ong theo lộ trình, tiến tới xóa bỏ các cơ sở này.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông

Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông

Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông

Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, ngoài bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự, bên có lỗi còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông, nguyên tắc bồi thường… tuân theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Một số lưu ý khi sử dụng Chứng minh nhân dân

Một số lưu ý khi sử dụng Chứng minh nhân dân

Một số lưu ý khi sử dụng Chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân (CMND) chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp. Cá nhân không xuất trình CMND khi có yêu cầu bị phạt đến 200.000 đồng; Cho người khác mượn CMND để làm điều trái pháp luật bị phạt đến 02 triệu đồng… Đây là một số lưu ý khi sử dụng Chứng minh nhân dân.

Năm 2018, hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi

Năm 2018, hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi

Năm 2018, hộ kinh doanh chuyển sang doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi

Từ năm 2018, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn miễn phí về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp; Miễn phí, lệ phí cấp phép kinh doanh lần đầu; Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm…