Đốt pháo sáng trên sân bóng đá bị phạt thế nào?

Ngày 15/12/2018 tới đây, đội tuyển Việt Nam sẽ có trận chung kết lượt về trên sân Mỹ Đình trong khuôn khổ giải đấu AFF Suzuki Cup 2018. Ở trận bán kết ASIAD 2018 gặp Olympic Hàn Quốc, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) từng phải nộp phạt 12.500 USD (gần 300 triệu đồng) vì để CĐV đốt pháo sáng trên khán đài. Vậy, pháp luật nói chung và VFF nói riêng có những chế tài nào để ngăn chặn hành vi đốt pháo sáng trên sân bóng đá?


Chính phủ chỉ cho phép sử dụng một số loại pháo

Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP quy định chỉ những loại pháo, sản phẩm pháo sau được sử dụng:

- Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

-  Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa;

- Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự;

- Các sản phẩm như: Pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; Que hương phát sáng; Các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hoá, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Như vậy, Nhà nước không cho phép đốt pháo sáng trên sân bóng đá. Pháo sáng không dễ dập tắt vì được thiết kế để thích ứng với môi trường nước. Không những thế, loại pháo sáng thường được những CĐV Việt Nam đem vào sân trái phép có thể cháy trong 60 giây, gây bỏng cấp độ 4 vào cơ hoặc xương…

Đốt pháo sáng trên sân bóng đá bị phạt thế nào?

Đốt pháo sáng trên sân bóng đá bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)


Các mức phạt đối với hành vi đốt pháo sáng


Phạt 02 triệu đồng khi sử dụng pháo sáng trái phép

Bên cạnh việc bị tịch thu pháo, khoản 2 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng khi sử dụng các loại pháo mà không được phép.


Cổ động viên đốt pháo sáng, BTC bị phạt đến 70 triệu đồng

Khoản 2 Điều 68 Quyết định 72/QĐ-LĐBĐVN ngày 05/03/2018 của Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quy định, BTC trận đấu để xảy ra sự việc đốt lửa, đốt pháo nổ các loại, thuốc pháo nổ trong sân vận động gây hoang mang, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người khác, thì sẽ bị phạt 20 triệu đồng.

- Phạt tiền từ 30 - 70 triệu đồng trong các trường hợp sau: Vi phạm nhiều lần trong trận đấu; Vi phạm liên tục, kế tiếp trong nhiều trận đấu.

- Vi phạm đã bị xử lý kỷ luật nhiều lần nhưng vẫn tái phạm thì bị xử lý bằng hình thức thi đấu trên sân nhà không có khán giả hoặc rời đến sân trung gian.

Nếu lỗi do cổ động viên của đội khách gây ra thì đội khách sẽ bị xử lý kỷ luật như trên.

Bất chấp lời kêu gọi từ VFF cùng các tuyển thủ quốc gia, tình trạng CĐV đốt pháo sáng trên sân bóng đá vẫn xảy ra trong khuôn khổ AFF Cup 2018 tại sân Mỹ Đình. Mặc dù Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á chưa đưa ra mức phạt cho hành vi đốt pháo sáng của cổ động viên nhưng rất có thể VFF phải đối mặt với án phạt, trong khi tuyển Việt Nam có thể phải thi đấu sân trung lập nếu hành vi này vẫn tiếp diễn.

Xem thêm:

Mua vé bóng đá rồi bán lại giá cao có bị xử lý?

Cổ vũ đội tuyển Việt Nam thế nào cho văn minh, hợp pháp

Có được đặt cược chung kết AFF Cup 2018 Việt Nam - Malaysia?

Luật “ăn mừng bàn thắng” mà ĐT Việt Nam cần cảnh giác

AFF Cup: ĐT Việt Nam vẫn có thể bị loại vì luật bàn thắng sân khách

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Toàn văn điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Toàn văn điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Toàn văn điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2019. Đây cũng là một trong những luật nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Dưới đây là tổng hợp của LuatVietnam về các điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018.