Nhiều thông tin cho rằng hiện nay các Tòa án chỉ chấp nhận đơn ly hôn theo mẫu quy định, đơn ly hôn viết tay không còn được coi là hợp lệ. Điều này có đúng với quy định của pháp luật?
Hiện nay, mẫu đơn ly hôn đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân tối cao ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không bắt buộc đơn ly hôn phải theo mẫu quy định. Điều này có nghĩa là, nếu viết đơn ly hôn theo hình thức viết tay, dù là thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn, thì vẫn có thể được Tòa án chấp nhận.
Đơn ly hôn viết tay được coi là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các nội dung như:
- Ngày, tháng, năm làm đơn
- Tên Tòa án nhận đơn
- Họ tên, nơi cư trú, số CMND (hộ chiếu) của người viết đơn
- Tên, nơi cư trú của vợ/chồng
- Nội dung xin ly hôn
- Về con chung
- Về tài sản chung
- Họ tên và chữ ký của người viết đơn…
Đơn ly hôn viết tay có còn được Tòa án chấp nhận? (Ảnh minh họa)
Trong đó:
Nội dung xin ly hôn: Đề cập đến thời gian kết hôn và chung sống, địa điểm sống ban đầu ở đâu, hiện nay có còn sống chung với nhau hay không, tình trạng hôn nhân hiện tại và nguyên nhân dẫn đến quyết định ly hôn…
Về con chung: Nếu đã có con chung ghi thông tin các con chung như họ tên, ngày tháng năm sinh…, nguyện vọng và đề nghị nuôi con...
Về tài sản chung: Liệt kê các tài sản chung hiện có, giá trị thực tế và đề nghị phân chia… Ngoài ra, cần thể hiện nội dung về nợ chung (nếu có) và đề nghị phân chia nghĩa vụ trả nợ.
Nếu như bạn cũng đang cần có một chuyên gia pháp lý tư vấn trực tiếp về cách viết đơn ly hôn và thủ tục ly hôn, hãy liên hệ với LuatVietnam (điện thoại/Zalo) theo số 0936385236