Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn lao động:
+ Người đứng đầu đơn vị và các phòng, ban, chi nhánh trực thuộc;
+ Người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật;
+ Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
+ Cấp phó của người đứng đầu phụ trách công tác an toàn lao động.
Trong doanh nghiệp, ai phải huấn luyện ATLĐ? (Ảnh minh họa)
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn lao động:
+ Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn lao động của cơ sở;
+ Người trực tiếp giám sát về an toàn lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 4: Người lao động không phải là người quản lý phụ trách công tác an toàn lao động hay người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và cũng không phải là người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên, bao gồm cả người học nghề, tập nghề và thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên.
Công việc nào cũng có thể tiềm ẩn rủi ro, tai nạn lao động, hậu quả có thể nhẹ hoặc nặng. Việc huấn luyện an toàn lao động là vô cùng cần thiết, giúp cho người lao động có thể chủ động nhận biết được các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong khi làm việc cũng như đưa ra các biện pháp phòng tránh, khắc phục khi có sự cố xảy ra. Chính vì vậy, bất cứ ai phải huấn luyện ATLĐ cũng phải nghiêm túc trong công tác này.
Xem thêm:
Hành vi nào bị cấm trong an toàn, vệ sinh lao động?
6 việc doanh nghiệp cần làm ngay để đảm bảo an toàn nơi làm việc
Thùy Linh