Đổi tên khai sinh có phải làm lại bằng đại học không?

Thay đổi họ, tên là một trong những quyền nhân thân của mỗi người. Vậy nếu đổi tên khai sinh, có cần đổi tên trong bằng tốt nghiệp đại học?

Đổi tên khai sinh, có thể sửa lại bằng đại học nhưng không bắt buộc

Tại Điều 21 Quy chế ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT quy định:

Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau:

1. Được cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;

2. Được xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính;

3. Được bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch;

4. Được đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh.

Trong đó, thay đổi tên trên Giấy khai sinh là một trong những thủ tục thay đổi hộ tịch. Vì vậy, theo quy định trên, người đổi tên trên Giấy khai sinh sau khi đã cấp bằng đại học có thể yêu cầu chỉnh sửa lại bằng đại học đã cấp theo tên mới.

Tuy nhiên, việc đổi chỉnh sửa bằng đại học là không bắt buộc, có thể thực hiện hoặc không.

Lưu ý:

Theo điểm c khoản 3 Điều 23 Thông tư 21, việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa, không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ.

Đồng thời, văn bằng, chứng chỉ đã cấp chỉ được cấp lại trong trường hợp phát hiện bị viết sai do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ (khoản 1 Điều 18 Thông tư 21).

doi ten trong bang tot nghiep dai hoc
Có được đổi tên trong bằng tốt nghiệp đại học? (Ảnh minh họa)

Đổi tên khai sinh, bằng đại học cũ đã cấp vẫn có giá trị

Đổi tên sau khi đã tốt nghiệp cấp 3, đại học khiến nhiều người gặp vướng mắc về việc các chứng chỉ, bằng cấp không trùng khớp với tên trên các loại giấy tờ tùy thân như Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

Trong đó, khoản 3 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.

Theo quy định trên, sau khi đổi tên, các loại chứng chỉ, bằng cấp trước đây lấy tên cũ vẫn có giá trị. Vì vậy, nếu không chỉnh sửa lại bằng đại học sau khi đổi tên thì bằng đại học cũ vẫn sử dụng được.

Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại chứng chỉ, bằng cấp lấy tên cũ, người thực hiện có thể sẽ phải xuất trình kèm theo các giấy tờ chứng minh việc đổi tên và các giấy tờ trên là đã cấp trước khi đổi tên.

Thủ tục chỉnh sửa tên trong bằng đại học

Căn cứ theo Điều 23 Quy chế ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BGDĐT, thủ tục chỉnh sửa tên trong bằng đại học thực hiện như sau:

Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ bao gồm:

- Đơn đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ;

- Văn bằng, chứng chỉ đề nghị chỉnh sửa;

- Trích lục hoặc quyết định thay đổi hoặc cải chính hộ tịch;

- Giấy khai sinh;

- Giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác có ảnh của người được cấp văn bằng, chứng chỉ. Thông tin ghi trên các giấy tờ này phải phù hợp với đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.

Các tài liệu trên là bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao không có chứng thực thì người đề nghị chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ phải xuất trình bản chính để người tiếp nhận hồ sơ đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ phải ký xác nhận, ghi rõ họ tên vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Trình tự, thủ tục thực hiện:

- Người đề nghị chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định cho cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ xem xét quyết định việc chỉnh sửa; nếu không chỉnh sửa thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Việc chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được thực hiện bằng quyết định chỉnh sửa; không chỉnh sửa trực tiếp trong văn bằng, chứng chỉ. Quyết định chỉnh sửa phải được lưu trong hồ sơ cấp văn bằng, chứng chỉ.

- Căn cứ quyết định chỉnh sửa, cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ ghi đầy đủ thông tin về văn bằng, chứng chỉ, các nội dung được chỉnh sửa vào phụ lục sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ.

Trên đây là quy định về đổi tên trong bằng tốt nghiệp đại học. Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?