Doanh nghiệp pha chế xăng giả sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xăng giả được pha chế theo công thức: 50% xăng thật + 50% chất dung môi + bột tạo màu. Số xăng giả này được bán cho người tiêu dùng. Ước tính hơn 2 triệu lít xăng giả được pha chế theo công thức trên đã được bán ra thị trường.

Cùng với điện, nước thì câu chuyện về xăng chưa bao giờ hết “hot”. Bên cạnh lo lắng về giá xăng tăng  thì người tiêu dùng còn phải gánh thêm một nỗi lo nữa, đó là nạn xăng giả. Xăng giả thực chất là xăng thật được pha trộn với tạp chất theo một công thức nhất định. Các loại phương tiện giao thông sử dụng xăng giả vẫn có thể hoạt động được nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro, như: chết máy, cháy, nổ…

Mới đây, một vụ pha chế xăng giả quy mô lớn lại được phát hiện tại Nghệ An khiến không ít người phẫn nộ. Vào trưa ngày 10/10, Cảnh sát điều tra tội phạm về Quản lý kinh tế và Chức vụ, Công an tỉnh Nghệ An phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ bắt quả tang công ty TNHH Thanh Ngũ (xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đang đổ chất dung môi từ xe bồn vào bể chứa xăng tại điểm kinh doanh bán xăng dầu cho khách hàng. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 2 lọ bột tạo màu, 2 bể chứa xăng: 1 bể chứa 3000 lít xăng A92, 1 bể chứa 7000 lít xăng A92.  Trong đó, bể chứa 7000 lít xăng đã được pha với chất dung môi, bột tạo màu tạo thành xăng A92 kém chất lượng. Theo chủ công ty này, xăng giả được pha chế theo công thức: 50% xăng A92 thật + 50% chất dung môi + bột tạo màu.

Bước đầu điều tra, cơ quan công an xác định chiếc xe bồn chở chất dung môi là của doanh nghiệp tư nhân Kiên Lục (xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An). Kiểm tra cơ sở này, lực lượng chức năng phát hiện 2 bể chứa hơn 10.000 lít xăng A92 kém chất lượng, 1 lọ bột tạo màu cho xăng. Đại diện doanh nghiệp Kiên Lục thừa nhận, từ tháng 08/2017 đến nay, doanh nghiệp này đã mua 320.000 lít chất dung môi ở Cần Thơ đưa về Nghệ An bán cho các cơ sở kinh doanh xăng dầu. Ước tính tổng số dung môi mà doanh nghiệp Kiên Lục bán ra đủ để pha chế hơn 2 triệu lít xăng A92 kém chất lượng.


Chất tạo màu được dùng để pha chế xăng

Việc pha chế xăng dầu giả đã tồn tại từ nhiều năm nay. Nhưng đây có lẽ là một trong những “đường dây” sản xuất, tiêu thụ xăng giả lớn nhất từ trước đến nay ở Nghệ An được cơ quan chức năng phát hiện.

Nghị định 67/2017/NĐ-CP có hiệu lực ngày 10/07/2017 vừa qua quy định rất cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên. Theo đó, hành vi pha trộn hoặc đưa các chất khác vào xăng dầu để trục lợi sẽ bị phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng; .. Ngoài bị phạt tiền, đối tượng vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trước đây, tại Nghị định 97/2013/NĐ-CP, Chính phủ quy định hành vi pha trộn chất phụ gia hoặc các chất khác vào xăng dầu làm thay đổi chất lượng xăng dầu hoặc chất lượng xăng dầu không phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn công bố áp dụng; Mua, bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp… sẽ bị phạt tiền từ 1,5 lần đến 2,5 lần giá trị hàng hóa vi phạm (Điều 23). Như vậy có thể thấy, mức phạt quy định tại Nghị định 67/2017/NĐ-CP đã được cụ thể hóa và rõ ràng hơn.

Trong trường hợp nghiêm trọng, hành vi pha chế xăng dầu giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 1999 về Tội lừa dối khách hàng. Cụ thể, người nào trong việc mua, bán mà cân, đong, đo, đếm, tính gian, đánh tráo loại hàng hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 03 năm. Phạm tội nhiều lần hoặc thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm…

Mức phạt nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để tìm hiểu về những quy định liên quan, bạn đọc xem thêm:

Nghị định 67/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

Nghị định 97/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng

Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 của Quốc hội

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Nhật bán xăng tại Việt Nam: Kết quả của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài?

Nhật bán xăng tại Việt Nam: Kết quả của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài?

Nhật bán xăng tại Việt Nam: Kết quả của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài?

Mới đây, một trạm xăng có 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được mở cửa tại Việt Nam. Việc trạm xăng này đi vào hoạt động được dự đoán sẽ mang đến “luồng gió” mới cho thị trường bán lẻ xăng dầu Việt Nam, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng…

“Phớt lờ” mức phạt đến 40 triệu đồng, nhiều cửa hàng vẫn bán công khai SIM rác

“Phớt lờ” mức phạt đến 40 triệu đồng, nhiều cửa hàng vẫn bán công khai SIM rác

“Phớt lờ” mức phạt đến 40 triệu đồng, nhiều cửa hàng vẫn bán công khai SIM rác

Theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, bán SIM rác, bán SIM không được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, nhu cầu mua và bán loại SIM này vẫn không hề có dấu hiệu giảm xuống.