Doanh nghiệp FDI có được gửi tiền gửi có kỳ hạn không?

Tiền gửi có kỳ hạn được hiểu là khoản tiền gửi tại ngân hàng trong thời hạn nhất định. Vậy theo quy định, doanh nghiệp FDI có được gửi tiền gửi có kỳ hạn không?

Doanh nghiệp FDI có được gửi tiền gửi có kỳ hạn?

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 49/2018/TT-NHNN thì đối tượng được gửi tiền gửi có kỳ hạn gồm:

1. Người cư trú là tổ chức, cá nhân.

2. Người không cư trú bao gồm:

a) Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; Văn phòng đại diện, văn phòng dự án của các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;

b) Công dân Việt Nam không thuộc các trường hợp quy định tại điểm e và g khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối (đã được sửa đổi, bổ sung);

c) Cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với thời hạn từ 6 (sáu) tháng trở lên.

Đối chiếu với điểm b khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 sửa đổi tại Pháp lệnh ngoại hối năm 2013 thì tổ chức kinh tế (không phải là tổ chức tín dụng) được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là một trong những đối tượng người cư trú.

Luật Đầu tư năm 2020 nêu rõ tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Và doanh nghiệp FDI chính là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thông qua các loại hình: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh.

Từ những quy định nêu trên, có thể khẳng định, doanh nghiệp FDI là người cư trú và đương nhiên thuộc đối tượng được gửi tiền gửi có kỳ hạn tại Việt Nam.

Xem thêm: Doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI?

doanh nghiepj FDI co duoc gui tien gui co ky han khongDoanh nghiệp FDI có được gửi tiền gửi có kỳ hạn không? (Ảnh minh họa)

5 lưu ý với doanh nghiệp FDI gửi tiền gửi có kỳ hạn

Căn cứ quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10 Thông tư 49/2018 của Ngân hàng Nhà nước, khi gửi tiền gửi có kỳ hạn, doanh nghiệp FDI cũng như khách hàng cần lưu ý một số điểm sau:

1- Thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn phải lập thành văn bản

Thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn giữa ngân hàng và khách hàng phải được lập thành văn bản, trong đó phải đảm bảo tối thiểu có các nội dung sau:

  • Thông tin khách hàng: Tên tổ chức, thuộc đối tượng người cư trú/không cư trú, số, ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin tổ chức, thông tin người đại diện hợp pháp của tổ chức: họ và tên, số, ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin cá nhân;

  • Thông tin tổ chức tín dụng: Tên tổ chức tín dụng; Họ và tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng;
  • Số tiền, đồng tiền, thời hạn gửi, ngày gửi, ngày đến hạn;

  • Lãi suất, phương thức trả lãi;
  • Thỏa thuận về chi trả trước hạn, kéo dài thời hạn gửi;

  • Thông tin tài khoản thanh toán của khách hàng được dùng để gửi, nhận chi trả tiền gửi có kỳ hạn: Tên chủ tài khoản, số tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản;
  • Xử lý tài khoản thanh toán của khách hàng bị phong tỏa, đóng, tạm khóa cũng như các trường hợp thay đổi tình trạng tài khoản thanh toán của khách hàng;

  • Biện pháp để khách hàng tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn;
  • Xử lý đối với các trường hợp nhàu nát, rách, mất thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn;

  • Quyền và nghĩa vụ của khách hàng, tổ chức tín dụng;
  • Hiệu lực của thỏa thuận.

Bên cạnh đó, ngoài các nội dung trên, các bên có thể thỏa thuận nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

2- Thỏa thuận tiền gửi có thể là thỏa thuận cụ thể/thỏa thuận khung

Thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn có thể được lập dưới hình thức:

- Thỏa thuận tiền gửi cụ thể; hoặc

- Thỏa thuận khung và thỏa thuận tiền gửi cụ thể.

Nếu sử dụng thỏa thuận khung (hợp đồng theo mẫu), tổ chức tín dụng phải:

- Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về tiền gửi có kỳ hạn tại địa điểm giao dịch của ngân hàng đồng thời đăng tải trên website của ngân hàng (nếu có);

- Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho khách hàng biết trước khi ký thỏa thuận giao dịch tiền gửi có kỳ hạn đồng thời phải có xác nhận của khách hàng về việc đã được ngân hàng cung cấp đầy đủ thông tin.

3- Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn

Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn sẽ do ngân hàng quy định nhưng phải phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.

4- Được thỏa thuận kéo dài thời hạn gửi tiền

Việc kéo dài thời hạn gửi tiền vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi có kỳ hạn được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tại thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn.

5- Được thỏa thuận trả trước hạn tiền gửi

Tương tự, việc chi trả trước hạn tiền gửi có kỳ hạn được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng tại thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn.

Tuy nhiên, lãi suất áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn chi trả trước hạn sẽ khác.

Trên đây là giải đáp về việc doanh nghiệp FDI có được gửi tiền gửi có kỳ hạn không, nếu cần hỗ trợ thêm bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192.

>> Người nước ngoài có được gửi tiết kiệm tại Việt Nam?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.