Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật cần biết

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 68/2014 có thể hiểu, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quyết định các hoạt động, hướng phát triển, kinh doanh của công ty, đại diện công ty ký kết giấy tờ, hợp đồng, thực hiện giao dịch và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Công ty nào được có nhiều người đại diện?

Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần được tự quyết định việc chỉ có 01 hay có nhiều người đại diện theo pháp luật. Thậm chí trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật.

Điều lệ công ty phải quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất 01 người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam.

Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật cần biết

Người đại diện theo pháp luật được thay mặt công ty ký kết hợp đồng (Ảnh minh họa)

Quy định này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, đồng thời, gỡ rối cho doanh nghiệp trong các trường hợp: Người đại diện duy nhất không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty…

Người đại diện nào có quyền cao nhất?

Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật đòi hỏi phải có cơ chế giám sát lẫn nhau giữa những người đại diện này; sự phân định về trách nhiệm liên đới hay riêng lẻ của các đại diện theo pháp luật và phạm vi đại diện của các đại diện theo pháp luật trong việc xác lập giao dịch nhân danh doanh nghiệp. Điều lệ công ty cần quy định chặt chẽ để tránh chồng chéo về thẩm quyền của mỗi người, tạo hiệu quả quản lý trong nội bộ doanh nghiệp.

Một số trường hợp đặt ra trong thực tiễn cần được làm rõ như: Xác định những giao dịch nào đòi hỏi phải được sự chấp thuận của tất cả các đại diện theo pháp luật; Xử lý trong tình huống hợp đồng đã được doanh nghiệp ký kết với đối tác và đang thực hiện nhưng xảy một đại diện theo pháp luật không đồng ý một phần của hợp đồng này…

Nếu doanh nghiệp chỉ có 01 người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp ủy quyền này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật Hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

4 nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều 29 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có 04 nội dung chính là: (1) Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp; (2) Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 3) Vốn điều lệ; (4) Thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật .