Theo quy định tại Điều 10 Hiến pháp 2013, nói một cách tổng quan, công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, giúp người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ở một phạm vi hẹp, công đoàn là tổ chức tập hợp các đoàn viên trong một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đại diện và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của một tổ chức công đoàn.
Hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp (Ảnh minh họa)
Doanh nghiệp có phải thành lập công đoàn không?
Khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2012 nêu rõ, công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Với quy định này, có thể thấy, việc thành lập công đoàn là hoàn toàn tự nguyện, không có bất cứ sự ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong quan hệ lao động, việc có một tổ chức đại diện cho tập thể lao động là cần thiết, bởi không phải bất cứ hoạt động nào cũng có thể lấy đủ ý kiến của toàn bộ người lao động.
Thủ tục thành lập công đoàn
Bất cứ người lao động nào làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Thủ tục thành lập công đoàn xem chi tiết tại đây.
Mặc dù pháp luật không bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập công đoàn nhưng thiết nghĩ với vai trò đặc biệt quan trọng, là sợi dây gắn kết lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động thì mỗi doanh nghiệp nên vận động người lao động thực hiện quyền của họ - quyền thành lập công đoàn và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động hiệu quả.
Xem thêm:
Luật Công đoàn: Người lao động cần biết những thông tin gì?
Mức đóng kinh phí công đoàn, đoàn phí công đoàn năm 2019
Mẫu Đơn xin gia nhập công đoàn 2019 mới nhất