Doanh nghiệp bạn nợ thuế xuất nhập khẩu ở mức nào?

Căn cứ Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định 1503/QĐ-TCHQ ngày 18/05/2018, cơ quan Hải quan phân loại doanh nghiệp, cá nhân nợ thuế xuất nhập khẩu thành 03 nhóm.

Nhóm nợ khó thu, bao gồm:

  • Nợ của người nộp thuế đã giải thể gồm: Số tiền nợ của người nộp thuế đã có quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước nhưng người nộp thuế chưa thanh toán nợ.
  • Nợ của người nộp thuế đã bị tuyên bố phá sản gồm: Số tiền nợ của người nộp thuế đã có quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan Nhà nước, người nộp thuế đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nhưng không đủ điều kiện xóa nợ.
  • Nợ của người nộp thuế đang trong giai đoạn bị điều tra, khởi tố hình sự, thụ lý hoặc chờ kết luận của cơ quan pháp luật, chưa thực hiện được nghĩa vụ nộp thuế.
  • Nợ của người nộp thuế kinh doanh nội địa hóa linh kiện xe hai bánh gắn máy năm 2001, 2002.
  • Nợ của người nộp thuế không còn hoạt động tại nơi đăng ký kinh doanh, ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh (đã có văn bản xác nhận hoặc thông tin tra cứu trên website của các cơ quan chức năng).
  • Nợ khó thu khác: Gồm các khoản tiền nợ quá hạn quá 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế nhưng chưa quá 10 năm, không thuộc các nhóm trên, cơ quan Hải quan đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế hoặc không thực hiện được đầy đủ các biện pháp cưỡng chế theo Luật Quản lý thuế nhưng không thu hồi được tiền nợ.

Thuế xuất nhập khẩu 2018
Cơ quan hải quan phân loại doanh nghiệp nợ thuế xuất nhập khẩu (Ảnh minh họa)

Nhóm nợ chờ xử lý, bao gồm:

  • Nợ chờ xóa: Số tiền nợ của người nộp thuế thuộc đối tượng được xem xét xóa nợ theo Điều 32, Điều 55 Nghị định 83/2013/NĐ-CP và đang trong thời gian thực hiện các thủ tục để được xem xét xử lý xóa nợ và đã gửi hồ sơ tới các cấp có thẩm quyền theo quy định đề nghị xóa.
  • Nợ chờ miễn thuế, giảm thuế: Số tiền nợ của người nộp thuế thuộc đối tượng được xem xét miễn, giảm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP, đã gửi hồ sơ, đang trong thời gian chờ quyết định miễn thuế, giảm thuế.

Nhóm nợ có khả năng thu: Gồm các khoản nợ không thuộc các khoản nợ đã nêu trên và được sắp xếp theo tiêu chí:

  • Nợ trong hạn: Các khoản nợ đang trong thời hạn bảo lãnh của tổ chức tín dụng; nợ của doanh nghiệp ưu tiên; nợ của doanh nghiệp đang trong thời gian gia hạn, nộp dần, nợ của doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhưng chưa được thanh toán.
  • Nợ quá hạn chưa quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
  • Nợ quá hạn quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế.
  • Nợ tiền chậm nộp thuế: Khoản nợ phải nộp do chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn nộp dần tiền thuế, thời hạn ghi trong quyết định ấn định thuế và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền.
  • Nợ tiền phạt vi phạm hành chính: Khoản nợ phải nộp do bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và tiền chậm nộp phát sinh do chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính.
  • Nợ phí, lệ phí hải quan: Khoản nợ phí, lệ phí hải quan phải nộp của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện quá cảnh.
LuatVietnam
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người hưởng BHXH phải làm gì khi thay đổi thông tin cá nhân?

Người hưởng BHXH phải làm gì khi thay đổi thông tin cá nhân?

Người hưởng BHXH phải làm gì khi thay đổi thông tin cá nhân?

Khi có thay đổi thông tin cá nhân, người hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo Điều 13 Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016.