Điều trị ngoại trú được hưởng chế độ ốm đau khi nào?

Người lao động có quyền nghỉ khi ốm đau và được giải quyết chế độ ốm đau khi đáp ứng các điều kiện theo quy định. Cụ thể, trường hợp điều trị ngoại trú được hưởng chế độ ốm đau khi nào?

Chế độ ốm đau khi điều trị ngoại trú

Theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động điều trị ngoại trú là Giấy Chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH).

Đồng thời, trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan BHXH căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của Giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ BHXH theo quy định (Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT)

Theo đó, chế độ ốm đau khi điều trị ngoại trú được giải quyết nếu:

- Người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú có Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính).

Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì Giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao;

- Người lao động hoặc con của người lao động cần điều trị ngoại trú sau khi ra viện, tại phần Ghi chú trên Giấy ra viện có ghi số ngày nghỉ để điều trị ngoại trú sẽ được giải quyết chế độ ốm đau bao gồm cả số ngày điều trị nội trú và ngoại trú.

Điều trị ngoại trú được hưởng chế độ ốm đau khi nào?
Điều trị ngoại trú được hưởng chế độ ốm đau khi nào? (Ảnh minh họa)

Thế nào là Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hợp lệ?

Việc cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Để tra cứu các cơ sở khám, chữa bệnh được phép cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cần thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn

Bước 2: Chọn chuyên mục Tra cứu trực tuyến

Bước 3: Chọn Tra cứu cơ sở khám chữa bệnh và thực hiện tìm kiếm.

Lưu ý: Từ năm 2019, các cơ sở khám chữa bệnh dừng cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu cũ. Thực hiện đăng ký cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo hướng dẫn tại đây.

Xem thêm:

Nghỉ nửa ngày đi khám có được hưởng tiền BHXH?​

Dừng cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo mẫu cũ

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu, tỉ lệ lương hưu cao nhất là bao nhiêu?

Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu, tỉ lệ lương hưu cao nhất là bao nhiêu?

Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu, tỉ lệ lương hưu cao nhất là bao nhiêu?

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 giảm điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu xuống còn 15 năm. Nhiều người băn khoăn khi giảm số năm đóng BHXH thì tỉ lệ lương hưu cao nhất theo Luật BHXH 2024 là bao nhiêu?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi xác thực sinh trắc học ra đời. Vậy xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 chính thức có hiệu lực từ 01/07/2025 với nhiều nội dung mới tác động trực tiếp đến doanh nghiệp và người lao động. Bài viết tổng hợp những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 doanh nghiệp cần chú ý, mời bạn đọc theo dõi.

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.