Điều tra vụ án hình sự là gì? Thời hạn điều tra diễn bao lâu?

Trong hoạt động tố tụng hình sự, điều tra vụ án hình sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm sáng tỏ các tình tiết vụ án để xác định tội phạm. Vậy, điều tra vụ án hình sự cụ thể thế nào? Thời hạn điều tra diễn ra trong bao lâu?

1. Điều tra vụ án hình sự là gì?

Sau khi nhận được tin báo tội phạm hoặc phát hiện thấy có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành khởi tố vụ án. Tiếp đó, cơ quan điều tra thực hiện điều tra vụ án hình sự. Đây là giai đoạn tố tụng hình sự có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án.

Điều tra vụ án hình sự là việc cơ quan điều tra căn cứ vào các quy định của pháp luật tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố các chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm cũng như người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đồng thời, nhằm bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó đưa ra quyết định:

- Đình chỉ điều tra vụ án hình sự; hoặc

- Chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra; hoặc

- Đề nghị khởi tố bị can.

Như vậy, có thể thấy nếu không có hoạt động điều tra, Viện kiểm sát không có cơ sở để truy tố vụ án, đồng thời Tòa án cũng không có cơ sở để xét xử vụ án.

Quá trình điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội cũng như chứng cứ gỡ tội hay các chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự…sẽ giúp Viện kiểm sát có thể truy tố đúng người, Tòa án có thể xét xử đúng người; đúng tội, đúng pháp luật.

dieu tra vu an hinh su
Điều tra vụ án hình sự là một trong các giai đoạn tố tụng hình sự (Ảnh minh họa)

2. Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự

Theo Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thẩm quyền điều tra do Cơ quan điều tra các cấp thực hiện. Cụ thể:

- Cơ quan điều tra của Công an nhân dân: Điều tra tất cả các tội phạm (trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao);

- Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân: điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

- Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương: Điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

- Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình.

Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

3. Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định thời hạn điều tra với mỗi loại tội phạm là khác nhau. Cụ thể, Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thời hạn điều tra và gia hạn điều tra như sau:

- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng: Tối đa 02 tháng, được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

- Đối với tội phạm nghiêm trọng: Tôi đa 03 tháng, được gia hạn điều tra hai lần:

+ Lần thứ nhất không quá 03 tháng;

+ Lần thứ hai không quá 02 tháng.

- Đối với tội phạm rất nghiêm trọng: Tối đa 04 tháng, được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

- Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: Tối đa 04 tháng, được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

Ngoài ra, riêng với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nếu thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

Như vậy, có thể thấy tổng số thời hạn điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể lên tới 20 tháng.

Trên đây là giải đáp về điều tra vụ án hình sự, nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Khi nào phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất?

Khi nào phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất?

Khi nào phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất?

Khi cấp Giấy chứng nhận trong nhiều trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất (không có giấy tờ xác nhận đất sử dụng ổn định. Đối với trường hợp này phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất của khu dân cư.