Diện tích tối thiểu được tách thửa tại TP. Hồ Chí Minh

Khi tách thửa tại TP. Hồ Chí Minh, với khu vực và loại đất được yêu cầu tách thửa khác nhau thì phải đáp ứng được yêu cầu về diện tích tối thiểu là khác nhau.
 

Diện tích tối thiểu được phép tách thửa là 36m2


Tách thửa đối với đất ở:

Hiện nay, UBND TP. Hồ Chí Minh cho phép được tách thửa khi diện tích tối thiểu của thửa đất hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) như sau tối thiểu là 36m2 (Theo quy định khoản 1 Điều 5 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND). Diện tích tối thiểu được tách thửa với đất ở được thể hiện qua bảng sau:

Khu vực

Diện tích tối thiểu

Khu vực 1: Gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.

Tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.

Khu vực 2: Gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện.

Tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.

Khu vực 3: Gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).

Tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

Tách thửa đất nông nghiệp:

- Trường hợp thửa đất thuộc khu vực quy hoạch để sản xuất nông nghiệp thì được phép tách thửa, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu là 500m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp khác và 1.000m2 đối với đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

Lưu ý: Không tách thửa với thửa đất thuộc khu vực không phù hợp quy hoạch để sản xuất nông nghiệp và thuộc khu vực phải thu hồi theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và công bố.

Tách thửa đất có nhiều mục đích sử dụng:

UBND cấp huyện căn cứ Điều 11 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP và các quy định của pháp luật đất đai về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định loại đất. Sau khi xác định được loại đất (gồm đất ở và nhóm đất nông nghiệp) thì diện tích tối thiểu với từng loại đất sau khi được xác định tương ứng với quy định trên.

Diện tích tối thiểu được tách thửa tại TP. Hồ Chí Minh

Diện tích tối thiểu được tách thửa đất tại TP. Hồ Chí Minh (Ảnh minh họa)

 

Những trường hợp không được tách thửa

Hộ gia đình, cá nhân sẽ không được tách thửa đất nếu thuộc một trong những trường hợp sau.

- Thuộc khu vực đã có Thông báo thu hồi đất hoặc Quyết định thu hồi đất;

- Khu vực bảo tồn đã được phê duyệt danh mục phải bảo tồn theo quy định pháp luật.

- Biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước;

- Các khu vực hiện đang là biệt thự được tiếp tục quản lý theo quy hoạch; biệt thự thuộc dự án đã quy hoạch; đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, cấp giấy chứng nhận cho từng nền đất theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt; khu vực có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 được duyệt.

Xem thêm: 

Hạn mức diện tích đất ở để được cấp Sổ đỏ tại Hà Nội

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Bảng hiệu quảng cáo - "Vũ khí" bí mật cho sự thành công của doanh nghiệp

Bảng hiệu quảng cáo -

Bảng hiệu quảng cáo - "Vũ khí" bí mật cho sự thành công của doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, việc xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ là yếu tố then chốt quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Và một trong những "vũ khí" bí mật, nhưng vô cùng lợi hại, góp phần tạo nên thành công đó chính là bảng hiệu quảng cáo chuyên nghiệp.

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Đề xuất: Nghị định quản lý, quyết toán niên độ ngân sách với dự án sử dụng vốn đầu tư công

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự thảo Nghị định thay thế nội dung quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán niên độ ngân sách đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công tại Nghị định số 99/2021/NĐ-CP.