Diện tích cấp Sổ đỏ tại Hà Nội

Hộ gia đình, cá nhân khi sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ). Căn cứ vào từng khu vực, hạn mức diện tích thửa đất ở để được cấp Sổ đỏ tại Thành phố Hà Nội là khác nhau.


Hạn mức diện tích cấp Sổ đỏ tại Hà Nội

Theo Điều 3 Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hà Nội, hạn mức giao đất ở tái định cư; giao đất làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội được quy định như sau:

Khu vực

Mức tối thiểu

Mức tối đa

Các phường

30 m2

90 m2

Các xã giáp ranh các quận và thị trấn

60 m2

120 m2

Các xã vùng đồng bằng

80 m2

180 m2

Các xã vùng trung du

120 m2

240 m2

Các xã vùng miền núi

150 m2

300 m2

- Các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

+ Chiều rộng và chiều sâu từ 3 m trở lên (so với chỉ giới xây dựng).

+ Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) theo quy định tại bảng trên với các xã còn lại.

Lưu ý: Hạn mức giao đất ở quy định trên không áp dụng cho trường hợp mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở cho các trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác trong thời gian từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 01/7/2004; nay được UBND cấp xã xác nhận là không có tranh chấp sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch được xác định bằng một lần hạn mức giao đất ở theo mức tối đa theo quy định trên nhưng không vượt quá diện tích thửa đất...


Phân loại các xã để xác định hạn mức diện tích thửa đất

Theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-UBND, các xã được phân loại để làm căn cứ xác định hạn mức giao đất để được cấp Sổ đỏ như sau:

Huyện

Xã giáp ranh các quận


đồng bằng

vùng trung du

vùng miền núi

Gia Lâm

Cổ Bi, Đông Dư

Các xã còn lại

-

-

Thanh Trì

Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Tam Hiệp, Hữu Hòa, Yên Mỹ, Tả Thanh Oai

Các xã còn lại

-

-

Hoài Đức

Đông La, La Phù, An Khánh, Kim Chung, Vân Canh, Di Trạch.

Các xã còn lại

-

-

Thanh Oai

Cao Viên, Bích Hòa, Cự Khê;

Các xã còn lại

-

-

Chương Mỹ

Phụng Châu, Thụy Hương;

Các xã còn lại

-

-

Ba Vì

-

Các xã còn lại

Cẩm Lĩnh, Phú Sơn, Sơn Đà, Thuần Mỹ, Thụy An, Tiên Phong, Tòng Bạt, Vật Lại

Ba Trại, Ba Vì, Khánh Thượng, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài

Mỹ Đức

các xã còn lại

An Phú

Quốc Oai

-

Các xã còn lại

Đông Yên, Hòa Thạch, Phú Cát

Phú Mãn, Đông Xuân;

Sóc Sơn

-

Các xã còn lại

Nam Sơn, Bắc Sơn, Minh Trí, Minh Phú, Hồng Kỳ;

-

Thị xã Sơn Tây

-

Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông, Kim Sơn

-

Thạch Thất

-

Các xã còn lại

Cần Kiệm, Bình Yên, Tân Xã, Hạ Bằng, Đồng Trúc, Thạch Hòa, Lại Thượng, Cẩm Yên

Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân

Đan Phượng

Tân Lập, Liên Trung, Tân Hội

Các xã còn lại

-

-

Các huyện còn lại

Tất cả các xã thuộc vùng đồng bằng

-

-

-

Trên đây là diện tích cấp Sổ đỏ tại Hà Nội, muốn biết thêm những thông tin về cấp Sổ đỏ, bạn đọc quan tâm hãy xem tại đây.
Xem thêm:

LuatVietnam
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Luật Thi hành án dân sự: 07 nội dung đáng chú ý nhất

Luật Thi hành án dân sự: 07 nội dung đáng chú ý nhất

Luật Thi hành án dân sự: 07 nội dung đáng chú ý nhất

Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Dưới đây, LuatVietnam tổng hợp những quy định đáng chú ý, được nhiều người quan tâm nhất của Luật này.