Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2021

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-BGDĐT sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học. Sau đây là một số điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2021 mà học sinh, phụ huynh cần biết.

Thay đổi về đối tượng ưu tiên tuyển sinh

Theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 16, các đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh đại học quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT được thay đổi như sau:

Về đối tượng 3: Không còn quy định đối tượng ưu tiên tại điểm i, k, l, m khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005 sửa đổi, bổ sung bởi Pháp lệnh số 04/2012 về ưu đãi người có công với cách mạng như: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người có công giúp đỡ cách mạng…

Về đối tượng 4

- Thân nhân liệt sĩ (trước đây quy định là con liệt sĩ);

- Con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến (quy định cũ là “con của Anh hùng lao động”);

- Con của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật do hậu quả của chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng (quy định cũ là “con đẻ”)…

- Không còn quy định đối tượng con của người có công với cách mạng tại điểm a, b, d khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh số 26/2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 về ưu đãi người có công với cách mạng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng trước 01/01/1945…

Về đối tượng 6: Không còn quy định các đối tượng sau đây được ưu tiên trong tuyển sinh đại học như:

- Con của người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

- Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế có giấy chứng nhận được hưởng chế độ ưu tiên;

- Con của người có công giúp đỡ cách mạng.

Xem thêm: Thí sinh được cộng điểm ưu tiên thi Đại học năm 2021 như thế nào?

diem moi trong quy che tuyen sinh dai hoc nam 2021Điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2021 (Ảnh minh họa)

Thí sinh được tăng số lần thay đổi nguyện vọng

Tại quy chế tuyển sinh đại học năm 2020, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 01 lần trong thời gian quy định bằng phương thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi.

Tuy nhiên năm nay, quy định này đã được sửa đổi tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 16. Theo đó, sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển 03 lần trong thời gian quy định, đồng thời chỉ được điều chỉnh bằng phương thức trực tuyến.

Xem thêm: Thí sinh thay đổi nguyện vọng xét tuyển đại học 2021 thế nào?

Sử dụng bản chính giấy chứng nhận kết quả thi để xác nhận nhập học

Theo quy chế tuyển sinh đại học hiện hành, hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo gửi giấy thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học khi thí sinh đã đáp ứng đủ các điều kiện trúng tuyển theo quy định của Quy chế này và quy định của cơ sở đào tạo trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.

Trong đó, thông tư 16 năm 2021 bổ sung quy định: Cơ sở đào tạo chỉ được sử dụng bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi làm căn cứ xác nhận nhập học (đối với thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh).

Đồng thời, thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học thông qua việc chỉ nộp bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi (đối với thí sinh tham dự kì thi tốt nghiệp THPT của năm tuyển sinh) vào cơ sở đào tạo theo quy định của Quy chế này, trong thời hạn do cơ sở đào tạo quy định.

Trên đây là các điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2021. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Cách tính điểm và xếp loại học lực đại học

>> Mức học bổng của học sinh, sinh viên mới nhất

>> Các trường hợp sinh viên được miễn, giảm học phí

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?