5 thay đổi trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020

Năm 2020 này sẽ không còn kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia như mọi năm, thay vào đó sẽ tiến hành thi tốt nghiệp THPT. Quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nhiều điểm mới.

Các trường Đại học, Cao đẳng không tham gia coi thi

Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020 ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, mỗi tỉnh sẽ tổ chức một Hội đồng thi, do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Thành phần Hội đồng thi gồm:

- Chủ tịch: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (hoặc Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo);

- Phó Chủ tịch: Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và một số Trưởng phòng chuyên môn của Sở;

- Ủy viên: Lãnh đạo một số Phòng của Sở Giáo dục và Đào tạo và Hiệu trưởng trường phổ thông…

Trước đây, lãnh đạo trường Đại học, Cao đẳng phối hợp sẽ thuộc thành phần Phó Chủ tịch Hội đồng thi, lãnh đạo phòng, ban và tương đương của trường Đại học, Cao đẳng phối hợp thuộc thành phần ủy viên. Nhưng nay, lực lượng này hiện đã bị rút khỏi thành phần của Hội đồng thi.

Đồng thời, thành phần Ban Coi thi, Ban Chấm thi hiện nay cũng không còn thành viên từ các trường Đại học, Cao đẳng.

Bổ sung thêm đối tượng được dự thi tốt nghiệp THPT

Theo Quy chế này, có 04 đối tượng được phép tham dự kỳ thi này gồm:

- Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;

- Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT những năm trước;

- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh (mới);

- Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.

5 điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020
5 điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 (Ảnh minh họa)

Việc chấm thi trắc nghiệm do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì

Nếu như năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ cho các trường Đại học, Cao đẳng chủ trì tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm tại các Hội đồng thi (Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo trường Đại học, Cao đẳng đảm nhiệm; Phó Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo các phòng, ban thuộc trường Đại học, Cao đẳng đảm nhiệm; các thành viên Tổ Thư ký là cán bộ, giảng viên của trường Đại học, Cao đẳng …) thì năm nay, Trưởng ban Chấm thi trắc nghiệm do lãnh đạo Hội đồng thi kiêm nhiệm (lãnh đạo Hội đồng thi không có thành viên từ các trường Đại học, Cao đẳng).

Huỷ toàn bộ kết quả các bài thi nếu bị đình chỉ thi

Năm nay, thí sinh bị đình chỉ thi sẽ bị hủy kết quả của toàn bộ các bài thi trong kỳ thi của năm đó. Cán bộ coi thi lập biên bản, thu tang vật và báo cáo Trưởng Điểm thi hoặc Trưởng ban Coi thi (nếu Trưởng Điểm thi không tán thành đình chỉ). Thí sinh bị đình chỉ thi phải nộp lại bài thi, đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi và ra khỏi phòng ngay khi quyết định. Tuy nhiên, thí sinh vẫn phải ở trong khu vực thi cho đến khi hết 2/3 thời gian thi.

Thí sinh sẽ bị đình chỉ thi nếu vi phạm một trong các lỗi: Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi đó vẫn tiếp tục vi phạm ở mức khiển trách, cảnh cáo; mang vật dụng trái phép vào phòng thi; đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài phòng thi; viết, vẽ vào giấy làm bài thi nội dung không liên quan đến bài thi; gây gổ, đe dọa người có trách nhiệm trong kỳ thi hoặc thí sinh khác.

Thanh tra 3 cấp tất cả các khâu trong kỳ thi

Việc thanh tra thi thực hiện theo 03 cấp sau (năm 2019 chỉ thanh tra 02 cấp):

- Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi và công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi tại địa phương; trường hợp cần thiết, do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định;

- Chánh Thanh tra tỉnh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra các khâu tổ chức kỳ thi tại địa phương hoặc theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương; trường hợp cần thiết, do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.