5 điểm mới của Thông tư 88/2021 về chế độ kế toán hộ kinh doanh

Từ ngày 01/01/2022, việc lập chứng từ kế toán và ghi sổ kế toán của các hộ kinh doanh sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2021/TT-BTC. Trong đó có một số điểm mới đáng chú ý sau đây:

1. Hộ kinh doanh được lựa chọn chế độ kế toán

Trước tiên, cần khẳng định, chế độ kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư 88/2021 của Bộ Tài chính không áp dụng chung cho tất cả các hộ kinh doanh như quy định hiện hành (Quyết định 169/2000/QĐ-BTC).

Thay vào đó, đối tượng áp dụng Thông tư mới là các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai (tức là hộ kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Do đó, khoản 2 Điều 3 Thông tư 88 quy định, hộ kinh doanh được lựa chọn thực hiện chế độ kế toán theo Thông tư này hoặc chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ sao cho phù hợp với nhu cầu quản lý cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Mặt khác, các hộ kinh doanh khác không thuộc diện phải thực hiện chế độ kế toán nhưng có nhu cầu thì được khuyến khích áp dụng theo Thông tư này.

diem moi cua thong tu 88/2021Điểm mới của Thông tư 88/2021 về chế độ kế toán hộ kinh doanh (Ảnh minh họa)

2. Chủ hộ kinh doanh tự quyết định người làm kế toán

Khoản 1 Điều 3 Thông tư 88 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định rõ, việc bố trí người làm kế toán của hộ kinh doanh do người đại diện hộ kinh doanh quyết định.

Có thể bố trí: Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của mình làm kế toán hoặc bố trí người làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản kiêm nhiệm làm kế toán.

Còn hiện nay, Quyết định 169/2000/QĐ-BTC chỉ nêu các hộ kinh doanh phải bố trí người có hiểu biết nghiệp vụ kế toán để giữ và ghi sổ kế toán.

diem moi cua thong tu 88/2021 1
Anh chị em ruột chủ hộ kinh doanh có thể làm kế toán của hộ kinh doanh (Ảnh minh họa)

3. 5 mẫu chứng từ kế toán mới của hộ kinh doanh

Nội dung chứng từ kế toán, việc lập, lưu trữ và ký chứng từ kế toán/kế toán điện tử của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được vận dụng theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 Luật Kế toán.

Từ ngày 01/01/2022, hộ kinh doanh áp dụng 05 mẫu chứng từ kế toán mới theo quy định tại Thông tư 88/2021/TT-BTC:

Stt

Tên chứng từ

Ký hiệu

1

Phiếu thu

Mẫu số 01-TT

2

Phiếu chi

Mẫu số 02-TT

3

Phiếu nhập kho

Mẫu số 03-VT

4

Phiếu xuất kho

Mẫu số 04-VT

5

Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập của người lao động

Mẫu số 05-LĐTL


Hướng dẫn lập các chứng từ kế toán nêu trên xem cụ thể tại Phụ lục 1 “Biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư này.

4. 7 mẫu sổ kế toán mới dùng cho hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh sử dụng các sổ kế toán theo danh mục sau đây từ ngày 01/01/2022:

Stt

Tên sổ kế toán

Ký hiệu

1

Sổ chi tiết doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ

Mẫu số S1- HKD

2

Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mẫu số S2-HKD

3

Sổ chi phí sản xuất, kinh doanh

Mẫu số S3-HKD

4

Sổ theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN

Mẫu số S4-HKD

5

Sổ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương và các khoản nộp theo lương của người lao động

Mẫu số S5-HKD

6

Sổ quỹ tiền mặt

Mẫu số S6-HKD

7

Sổ tiền gửi ngân hàng

Mẫu số S7-HKD


Theo đó, mục đích sử dụng, phương pháp ghi sổ kế toán được hướng dẫn tại Phụ lục 2 “Biểu mẫu và phương pháp ghi sổ kế toán” ban hành kèm theo Thông tư 88.

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh phải mở sổ kế toán để theo dõi chi tiết theo từng địa điểm kinh doanh.

5. Xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế

Việc xác định doanh thu, chi phí, nghĩa vụ thuế đối với từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

Cụ thể, từ ngày 01/8/2021, việc xác định doanh thu, chi phí… của hộ kinh doanh được thực hiện theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Xem chi tiết: Cách tính thuế hộ kinh doanh từ ngày 01/8/2021

Trên đây là một số điểm mới của Thông tư 88/2021 về chế độ kế toán hộ kinh doanh, bạn đọc cần thêm thông tin vui lòng liên hệ 1900.6192 để được giải đáp nhanh chóng, kịp thời.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.