5 điểm mới đáng chú ý của Quy chuẩn 41:2019 về báo hiệu đường bộ

Từ 01/7/2020, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT) chính thức có hiệu lực. Quy chuẩn này có nhiều điểm mới so với trước đây.

Xe tải dưới 1,5 tấn không còn là xe con

Theo Quy chuẩn mới: "Xe ô tô con (thường gọi xe con) là xe ô tô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái)"

Như vậy, quy định này đã loại xe tải dưới 1,5 tấn ra khỏi danh sách xe con. Bởi theo Quy chuẩn 41:2016/BGTVT đang áp dụng, xe con còn bao gồm ô tô chở hàng với khối lượng chuyên chở dưới 1,5 tấn.

Tương tự như vậy, từ 01/7/2020 khi Quy chuẩn mới có hiệu lực chỉ những xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg hoặc xe 03 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg mới được xem là xe con (trước đây chỉ cần xe dưới 1,5 tấn và có từ 05 chỗ ngồi trở xuống đã được xem là xe con…).

5 điểm mới của Quy chuẩn 41/2019 về báo hiệu đường bộ
5 điểm mới của Quy chuẩn 41/2019 về báo hiệu đường bộ (Ảnh minh họa)

Sửa quy định về đặt biển trên giá long môn hoặc cột cần vươn

Quy chuẩn 41:2016/BGTVT quy định:

Trên những đường mà mỗi chiều xe chạy có từ hai làn đường trở lên, biển được treo trên giá long môn hoặc cột cần vươn. Trong các trường hợp không đặt trên giá long môn hoặc cột cần vươn, thì có thể lắp đặt thêm biển báo phía bên trái của chiều xe chạy.

Tuy nhiên, đến Quy chuẩn 41/2019 quy định này đã bị bãi bỏ.

Quy chuẩn này quy định biển báo hiệu đặt về phía tay phải hoặc phía trên phần đường xe chạy (trừ các trường hợp đặc biệt); đặt ở vị trí để người tham gia giao thông dễ nhìn thấy và có đủ thời gian để chuẩn bị đề phòng. Ngoài ra, tùy từng trường hợp, có thể đặt bổ sung biển báo ở bên trái theo chiều đi.

Quy định đặt biển chỉ dẫn lối đi khi đặt biển cấm

Nếu như Quy chuẩn 41:2016 quy định trước khi đặt biển cấm rẽ, cần đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp (bắt buộc) thì hiện nay Quy chuẩn mới không bắt buộc điều này mà chỉ quy định “có thể đặt biển chỉ dẫn hướng đi thích hợp”.

Không còn quy định rõ về “Vượt phải”

Quy chuẩn 41:2016 đã quy định rõ: Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều".

Với việc quy định rõ ràng như trên, không có sự tranh cãi đâu là lỗi vượt phải và đâu là chuyển làn xe. Tuy nhiên, nay Quy chuẩn mới đã bỏ định nghĩa này.

Quy chuẩn mới chỉ quy định chung về hành vi vượt xe. Cụ thể như sau:

Vượt xe là tình huống giao thông mà xe đi sau vượt xe đi trước; khi vượt, các xe phải vượt về bên trái (trừ các trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về phần đường bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.


Bổ sung vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép

Quy chuẩn mới 41:2019 đã bổ sung vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét) (trước đây không quy định).

Vạch này dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Tình Nguyễn
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

2 trường hợp không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế nhà đất

Vì nhiều lý do khác nhau mà người lập di chúc không để lại tài sản của mình cho cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên. Pháp luật dự liệu trước trường hợp này xảy ra trên thực tế nên quy định đối tượng không có tên trong di chúc vẫn hưởng thừa kế.