Dịch giả có được đặt tên cho tác phẩm dịch không?

Tên tác phẩm chính là ấn tượng đầu tiên để tác phẩm tiếp cận độc giả. Hiện nay, tác phẩm dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt khá phổ biến, trong trường hợp này, dịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch không?

Người nào có quyền đặt tên cho tác phẩm?

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Để được bảo hộ quyền tác giả thì tác phẩm phải đáp ứng các điều kiện nhất định bao gồm:

- Tác phẩm phải có tính sáng tạo nguyên gốc, phải được tác giả trực tiếp sáng tạo, không được sao chép tác phẩm của người khác;

- Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.

Mặt khác, để tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam thì tác giả của tác phẩm phải là:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định quyền nhân thân như sau:

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

- Đặt tên cho tác phẩm;

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Như vậy, đặt tên cho tác phẩm là một quyền nhân thân của tác giả. Quyền đặt tên cho tác phẩm được bảo hộ vô thời hạn.

dịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch khôngDịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch không? (Ảnh minh họa)

Dịch giả có được đặt tên cho tác phẩm dịch không?

Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn (khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009).

Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị là một trong những hành vi xâm phạm quyền tác giả (khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ).

Như vậy, việc dịch lại tác phẩm từ tiếng nước ngoài thuộc trường hợp làm tác phẩm phái sinh. Việc làm tác phẩm phái sinh phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quyền đặt tên cho tác phẩm không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Qua đó, có thể thấy, quyền đặt tên cho tác phẩm dịch không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, do đó, dịch giả của tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác không có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch của mình.

Trường hợp dịch giả tự ý đặt tên cho tác phẩm dịch khác so với tác phẩm gốc tiếng nước ngoài có thể bị phạt tiền 02 - 03 triệu đồng. Ngoài ra, dịch giả còn phải sửa lại đúng tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm (theo Điều 9 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP).

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục