Đi xuất khẩu lao động cần điều kiện gì?

Người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài cần đáp ứng những điều kiện như: Có năng lực hành vi dân sự; Có ý thức chấp hành pháp luật; Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam…

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài khá cao. Một thống kê cho thấy, hiện có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là ở các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, khu vực Trung Đông…

Người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài chủ yếu theo dạng hợp đồng (hợp đồng với doanh nghiệp hoặc cá nhân).

Đi xuất khẩu lao động cần điều kiện gì? (Ảnh minh họa: Internet)


Theo quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, người Việt Nam đi làm việc ở ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện theo quy định.

Trong đó, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài khi có đủ các điều kiện sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài; Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt; Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động; Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết; Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trường hợp người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân không cần điều kiện về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức. Tuy nhiên, thay vào đó cần phải có hợp đồng cá nhân và Giấy xác nhận việc đăng ký Hợp đồng cá nhân của Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người lao động đó thường trú.

Trên đây là những điều kiện bắt buộc đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo dạng hợp đồng.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh?

Hiện nay, trong một số trường hợp pháp luật quy định cá nhân sẽ bị cấm xuất cảnh. Vậy, cá nhân nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm là bao lâu? Cùng tìm hiểu quy định về cấm xuất cảnh tại bài viết.