Đi tù có được hưởng lương hưu?

Lương hưu là chỗ dựa của người lao động khi về già. Vậy trong trường hợp đi tù, người lao động có được hưởng lương hưu?.

Điều kiện hưởng lương hưu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

- Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

- Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Đi tù có được hưởng lương hưu?
Đi tù có được hưởng lương hưu (Ảnh minh họa)

Đi tù có được hưởng lương hưu

Khoản 2 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;

c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;

đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.

Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cho phép người đang chấp hành án phạt tù được tiếp tục hưởng lương hưu.

Đồng thời, người chấp hành hình phạt tù (kể cả tù giam hay án treo) không thuộc đối tượng tạm dừng hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật này.

Do đó, những người đang chấp hành án tù vẫn được hưởng lương hưu như bình thường.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Khai Sơ yếu lý lịch không cần về nơi thường trú

Khai Sơ yếu lý lịch không cần về nơi thường trú

Khai Sơ yếu lý lịch không cần về nơi thường trú

Thực tế, nhiều người vẫn cho rằng Sơ yếu lý lịch phải có xác nhận của UBND phường, xã nơi thường trú, suy nghĩ này là không chính xác. Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì chỉ cần chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch (Tờ khai lý lịch cá nhân).