Đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được gì?

Do nhu cầu và điều kiện của bản thân, nhiều lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản. Chế độ đối với lao động nữ trong trường hợp này như thế nào?

Điều kiện đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản

Thông thường, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.   

Tuy nhiên, theo Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, vì lý do kinh tế hoặc lý do khác, lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động.

- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý;

Đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản được gì?

Đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được gì? (Ảnh minh họa)

Quyền lợi khi đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản

Cũng theo Điều 157 Bộ luật Lao động và Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản được hưởng:

- Tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả;

- Trợ cấp thai sản cho đến khi hết thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn, nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Như vậy, nếu lao động nữ đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản sẽ được nhận lương của những ngày đi làm, trợ cấp thai sản và  phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho thời gian đi làm sớm.

Xem thêm:

Tiền thai sản năm 2019 sẽ thay đổi thế nào?

Năm 2018, các bà bầu văn phòng cần nhớ kỹ những điều này

Vợ sinh con, chồng được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Chế độ thai sản 2018: Quyền lợi của vợ, chồng cần nắm chắc


LuatVietnam
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.