Đi làm sau Tết Nguyên đán, công chức cần lưu ý 4 điều sau

Nếu như trong dịp Tết Nguyên đán, cán bộ, công chức cần lưu ý đến 7 điều cấm thì sau dịp này, cán bộ công chức cũng cần lưu ý đến một số quy định để không bị kỷ luật, xử phạt.

1 - Tuyệt đối không dùng xe công đi lễ hội

Sau Tết Nguyên đán chính là thời điểm nở rộ các hoạt động lễ, hội. Một trong những quy định cán bộ, công chức cần tuyệt đối lưu ý là không sử dụng xe công đi lễ hội, đi du xuân cũng như việc riêng khác. Điều này được thể hiện rõ tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP.

Nghị định chỉ rõ, không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội, trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ.

Việc sử dụng xe công đi lễ hội, du xuân ngoài bị xử lý kỷ luật mà còn có thể bị xử phạt hành chính đến 10 triệu đồng (Xem chi tiết mức phạt khi dùng xe công đi lễ hội).

Đi làm sau Tết Nguyên đán, công chức cần lưu ý 4 điều sau

Đi làm sau Tết Nguyên đán, công chức cần lưu ý 4 điều sau (Ảnh minh họa)


2 - Không đi lễ, hội trong giờ hành chính

Bên cạnh việc không sử dụng xe công đi du xuân, lễ hội…, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, cán bộ, công chức cũng lưu ý không đi lễ hội trong giờ hành chính.

Tại Nghị định 110/2018/NĐ-CP, Chính phủ cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức không đi lễ hội trong giờ hành chính. Mọi đối tượng cán bộ, công chức, viên chức đi lễ hội trong giờ hành chính đều có thể bị kỷ luật với mức đình chỉ công tác.

3 - Không dùng rượu “khai xuân” trong giờ làm việc

Thông thường, trong những ngày làm việc đầu tiên của năm mới, các cơ quan Nhà nước thường tổ chức “khai xuân”. Cần lưu ý, nếu khai xuân trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa, cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu, bia.

Đây là hành vi bị nghiêm cấm theo Chỉ thị 26/CT-TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ.

4 - Ngay lập tức tập trung vào công việc

Với các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức và viên chức, tháng Giêng sẽ không phải là tháng “ăn chơi” như quan niệm của dân gian. Theo Chỉ thị 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, các cơ quan, đơn vị và toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức cần phải khẩn trương tập trung vào công việc, không để chậm trễ ảnh hưởng đến hoạt động chung.

Xem thêm:

3 thông tin mọi cán bộ, công chức cần biết trong năm 2019

Lan Vũ

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP - văn bản mới làm thay đổi hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ. Xem ngay bảng so sánh điểm mới so với Nghị định 123 để không bỏ sót những quy định mới có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn.

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Để quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có tác động lớn đến công chức cấp xã. Cùng theo dõi đề xuất thay đổi với công chức cấp xã khi thay đổi đơn vị hành chính.

Tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng, bị tội gì?

Tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng, bị tội gì?

Tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng, bị tội gì?

Hiện nay cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin là nhiều hành vi lợi dụng mạng xã hội để phạm tội cũng ngày càng gia tăng. Trong đó, đáng nói nhất là hành vi tung “ảnh nóng” của bạn gái cũ lên mạng khi hai người chia tay. Vậy, pháp luật quy định thế nào để xử lý những hành vi này nhằm bảo vệ người bị hại.