Đi làm ngày Tết Nguyên đán có được nghỉ bù?

Đi làm ngày Tết Nguyên đán, người lao động quan tâm nhất đến mức lương, thưởng. Bên cạnh đó, đi làm ngày Tết có được nghỉ bù hay không, đó là thắc mắc của không ít người lao động.

Đi làm ngày Tết lương bằng 4 lần ngày thường

Theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

- Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01/01 dương lịch);

- Tết Âm lịch 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30/4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01/5 dương lịch);

- Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02/9 dương lịch);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10/3 âm lịch).

Trường hợp người sử dụng lao động muốn người lao động đi làm ngày Tết Nguyên đán thì phải có sự đồng ý của người lao động.

Đi làm ngày Tết Nguyên đán, người lao động được hưởng thêm ít nhất bằng 300% lương (Theo điểm c khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012).

Như vậy, nếu đi làm ngày nghỉ Tết, ngoài khoản tiền lương nhận được hợp đồng lao động, người lao động còn được hưởng thêm gấp 03 lần. Tổng cộng tiền lương người lao động sẽ nhận được bằng 04 lần ngày thường.

Đi làm ngày Tết Nguyên đán có được nghỉ bù?

Đi làm ngày Tết Nguyên đán có được nghỉ bù? (Ảnh minh họa)

Người lao động được nghỉ bù khi nào?

Theo Bộ luật Lao động 2012 và Nghị định 45/2013/NĐ-CP, người lao động được nghỉ bù khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ (Theo điểm c khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động). Cụ thể:

+ Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;

+ Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.

- Trường hợp những ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp (Khoản 3 Điều 115 Bộ Luật lao động 2012).

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì không quy định nghỉ bù khi người lao động làm Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, trên thực tế khi đề nghị, thỏa thuận với người lao động đi làm Tết thì doanh nghiệp thường sẽ cho người lao động nghỉ bù sau đợt làm Tết.

Xem thêm:

Những điều cần biết để không bị thiệt lương ngày Tết

4 quyền lợi người lao động được hưởng khi năm hết Tết đến

Khắc Niệm

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trót gửi tiết kiệm tại tiệm vàng, người dân phải làm gì?

Trót gửi tiết kiệm tại tiệm vàng, người dân phải làm gì?

Trót gửi tiết kiệm tại tiệm vàng, người dân phải làm gì?

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã cận kề, nhưng rất nhiều người dân ở Duy Hiên, thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc như đang ngồi trên đống lửa vì gửi tiền tiết kiệm ở tiệm vàng. Chủ tiệm vàng không những không trả lãi mà ngay cả khoản tiền gốc cũng có nguy cơ mất trắng.