Di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực?

Hẳn ai cũng biết di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu thế nào là một di chúc hợp pháp. Liệu di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực mới được coi là hợp pháp hay không?

Di chúc hợp pháp

Theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc được coi là hợp pháp khi:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc

- Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội

- Hình thức di chúc không trái quy định của luật

Những trường hợp bắt buộc phải công chứng, chứng thực

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì những trường hợp sau đây di chúc bắt buộc phải được công chứng, chứng thực:

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất

- Di chúc của người không biết chữ

- Di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực trong thời hạn 05 ngày ngay sau khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng của mình

- Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài 

Di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực?

Di chúc có phải công chứng, chứng thực không? (Ảnh minh họa)


Những trường hợp không bắt buộc công chứng, chứng thực

Theo quy định tại Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015 thì các trường hợp không bắt buộc phải công chứng, chứng thực gồm:

- Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực

- Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó

- Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó

- Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị

- Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó

- Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó

Ngoài ra, nếu di chúc không có người làm chứng thì bắt buộc người lập di chúc phải tự viết và tự ký.

Do vậy, pháp luật không bắt buộc di chúc phải công chứng, chứng thực nhưng bắt buộc phải thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định đã nêu ở trên thì mới được coi là hợp pháp.

Xem thêm:
Mẫu di chúc chuẩn và hướng dẫn chi tiết cách viết

Di chúc viết tay không người làm chứng có giá trị không?

Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào?
3 lưu ý khi muốn từ chối nhận di sản thừa kế

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.