Đề xuất miễn, giảm tiền thuê nhà mùa dịch: Liệu có khả thi?

Để hạn chế khó khăn, giúp người dân yên tâm ở lại cách ly phòng dịch Covid-19, nhiều ý kiến cho rằng cần miễn, giảm tiền thuê nhà trong thời gian phong tỏa phòng dịch. Với quy định pháp luật hiện hành, đề xuất này liệu có khả thi?

Không thể “ép” chủ nhà miễn, giảm tiền thuê

Hợp đồng thuê nhà chính là hợp đồng thuê tài sản - loại hợp đồng được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, Điều 472 Bộ luật này quy định:

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bộ luật này cũng quy định, khi thuê nhà, bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận.

Từ quy định trên, có thể thấy, thuê nhà là giao dịch giữa bên thuê và bên cho thuê. Giá cả, phương thức thanh toán và các điều khoản khác cơ bản đều do 02 bên tự do thỏa thuận với nhau. Nhà nước phải tôn trọng thỏa thuận này, miễn thỏa thuận không trái với quy định pháp luật.

Như vậy, Nhà nước chỉ có quyền quyết định miễn, giảm tiền thuê nhà nếu nhà ở này thuộc sở hữu Nhà nước. Nếu nhà ở thuộc sở hữu cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, không ai được “ép” họ miễn, giảm tiền thuê. Có chăng, chỉ là vận động, kêu gọi miễn, giảm để giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong mùa dịch.

Với tinh thần này, một số địa phương đã có hành động cụ thể. Chẳng hạn, Bà Rịa - Vũng Tàu đã ban hành văn bản hỏa tốc số 8991/UBND-VP đề nghị các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú, cơ sở cho thuê nhà trọ xem xét miễn, giảm tiền cho thuê nhà trọ, phòng ở cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Văn bản này có đoạn:

Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, thu nhập, sinh hoạt hàng ngày của người dân, đặc biệt là đối tượng người lao động nghèo, những công nhân không thể đi làm việc do thực hiện chính sách giãn cách xã hội, họ đang rất cần sự chung tay chia sẻ khó khăn của xã hội, trong đó có các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú và các cơ sở cho thuê nhà trọ.

Do đó, UBND tỉnh đề nghị các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú và cơ sở cho thuê phòng trọ, trên tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm với xã hội, đồng hành cùng với Nhà nước, theo phương châm “không ai bị bỏ lại phía sau” để xem xét miễn, giảm tiền cho thuê phòng ở, nhà trọ cho công nhân, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch gây ra, nhằm giúp các đối tượng này giảm bớt gánh nặng, khó khăn trong thời điểm này.

Trên thực tế, với tinh thần "lá lành đùm lá rách" của dân tộc, nhiều chủ nhà trọ đã tự nguyện giảm tiền thuê. Tuy nhiên, chính họ cũng gặp phải nhiều khó khăn do áp lực chi phí trả lãi vay hằng tháng, chi phí bảo trì, bảo dưỡng nhà cửa, tiền thuế...

Đề xuất miễn giảm tiền thuê nhà: Liệu có khả thi?
Cơ sở nào để miễn giảm tiền thuê nhà cho người dân (Ảnh minh họa)

Phương án nào hỗ trợ tiền thuê nhà cho người dân?

Theo ý kiến của các chuyên gia, tuy không thể quyết định trực tiếp đến việc miễn hay giảm giá thuê nhà, nhưng, địa phương hoặc Nhà nước có thể hỗ trợ bằng cách tạo một gói hỗ trợ riêng cho phần chi phí nhà ở của người dân, đặc biệt là công nhân, người lao động.

Hình thức hỗ trợ có thể chi trả trực tiếp cho người lao động dựa trên danh sách tổng hợp, thống kê của công đoàn doanh nghiệp hoặc của chính quyền địa phương…

Ngoài ra, có thể miễn, giảm lãi vay ngân hàng cho chủ nhà trọ (nếu họ vay để xây nhà kinh doanh) hoặc miễn tiền điện nước với đơn vị, cá nhân cho thuê nhà.

Về lâu dài, có thể xây dựng và đầu tư chính sách nhà ở xã hội cho công nhân lao động, đặc biệt tại các khu công nghiệp…

Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Cách tính thuế khi cho thuê nhà 2021 mới nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghỉ làm do giãn cách xã hội, người lao động được trả lương thế nào?

Nghỉ làm do giãn cách xã hội, người lao động được trả lương thế nào?

Nghỉ làm do giãn cách xã hội, người lao động được trả lương thế nào?

Với sự lây lan mạnh mẽ của Covid-19 trong cộng đồng, nhiều địa phương đã phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và 16 của Chính phủ. Kéo theo đó, rất nhiều người lao động đã phải nghỉ làm. Vậy khi nghỉ việc do giãn cách xã hội, người lao động có được trả lương?

Chứng kiến giết người nhưng không cứu, bị xử lý thế nào?

Chứng kiến giết người nhưng không cứu, bị xử lý thế nào?

Chứng kiến giết người nhưng không cứu, bị xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật, không phải cứ có hành vi gây thiệt hại cho người khác hoặc gây nguy hiểm cho xã hội thì mới bị xử lý. Việc chứng kiến tội phạm hoặc không cứu giúp người khác gặp nguy hiểm đến tính mạng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.