Đề xuất cho học sinh nghỉ thứ 7 để thầy trò đỡ vất vả

Việc cho học sinh nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật, thay vì chỉ có ngày chủ nhật như hiện nay là một trong những vấn đề đang được thảo luận để đưa vào dự án Luật Giáo dục sửa đổi.

Nghỉ học ngày thứ 7 cho giáo viên, học sinh đỡ vất vả

Đề xuất cho học sinh nghỉ thứ 7 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đưa ra tại phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua. Theo lý giải của đại diện cơ quan này, hiện nay, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước hầu như chỉ làm việc 5 ngày/tuần, nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật; trong khi đó, giáo viên lại vẫn phải vất vả đi làm cả ngày thứ 7.

Còn đối với học sinh, chương trình học nặng nề và lịch học dày đặc đang khiến học sinh cảm thấy áp lực khi đến trường. Vì vậy, đại diện Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng đề xuất cần giảm tải chương trình học, rút ngắn thời gian học trên lớp để tiến tới cho học sinh nghỉ ngày thứ 7.

Về phía phụ huynh học sinh, việc học sinh được nghỉ học ngày thứ 7 cũng giúp phụ huynh không mất thời gian đưa đón con, tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình sắp xếp lịch trình nghỉ ngơi, du lịch…

Từ những phân tích ở trên, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng cho học sinh nghỉ học ngày thứ 7 là tốt cho giáo viên, cho học sinh và cho cả phụ huynh.

Đề xuất cho học sinh nghỉ thứ 7 để thầy trò đỡ vất vả (Ảnh minh họa)

Nhà trường và phụ huynh đều than khó

Dù công nhận những lập luận nêu trên của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng không sai, nhưng theo các trường, đề xuất cho học sinh được nghỉ thứ 7 không hợp lý, ít nhất ở thời điểm hiện tại. Với khối lượng kiến thức hiện nay, học sinh không đi học cả ngày thứ 7 sẽ không thể hoàn thành được chương trình năm học theo đúng kế hoạch.

Trước đề xuất cho học sinh nghỉ ngày thứ 7, nhiều phụ huynh không những không đồng tình mà còn bày tỏ lo ngại. Bởi thực tế, không phải phụ huynh nào cũng có chế độ nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật; nhiều người vẫn phải đi làm ngày thứ 7, do đó sẽ không thể ở nhà trông con ngày thứ 7 và cũng chẳng dễ dàng gì để tìm một nơi gửi con.

Học sinh, đặc biệt là học sinh còn nhỏ tuổi ở nhà ngày thứ 7 không có người trông nom có thể sẽ gặp phải nguy hiểm hoặc cuốn theo các hoạt động giải trí thiếu lành mạnh – nhiều phụ huynh băn khoăn.

Hiện nay, việc học sinh nghỉ thứ 7 vẫn mới chỉ dừng lại ở đề xuất của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng. Việc có đưa nội dung này vào dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi hay không vẫn còn tiếp tục thảo luận. Tại Nghị quyết 108/NQ-CP vừa qua, Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lấy ý kiến nhân dân, các chuyên gia, nhà khoa học về dự án Luật này.

Xem thêm:


Chính phủ đồng ý miễn học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi

Miễn học phí cho học sinh THCS - vừa mừng vừa lo 

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp thắc mắc về Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Ngày 22/11/2024 vừa qua, LuatVietnam đã tổ chức sự kiện Hội thảo trực tuyến về chủ đề: "Bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP” với sự tham gia của Luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài thương mại, Giảng viên Đại học Luật Hà Nội.

Phát hành trái phiếu ra quốc tế phải công bố thông tin gì?

Thông tư 76/2024/TT-BTC đã ban hành các quy định chi tiết về chế độ công bố thông tin chào bán, giao dịch trái phiếu. Vậy doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra quốc tế cần công bố những thông tin gì? Cùng Luật Việt Nam tìm hiểu trong bài viết này.