Đề xuất áp thuế cao với nước ngọt để… chống béo phì

Theo đề xuất của Bộ Tài chính, mặt hàng nước ngọt sẽ phải chịu 10% thuế tiêu thụ đặc biệt và 12% thuế giá trị gia tăng

1 lon nước ngọt chịu thêm 12% thuế

Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Luật sửa đổi một số điều của các luật: Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhânLuật Thuế tài nguyên. Với Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất các mặt hàng nước giải khát có đường (trừ sữa) phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10% và thuế giá trị gia tăng là 12%.

Mức thuế nêu trên được Bộ Tài chính đề xuất áp dụng ngay từ năm 2019 và áp dụng đối với tất cả các loại nước giải khát có đường, không phân biệt có ga hay không có ga, nước ép trái cây hay nước tăng lực…

Hiện nay, tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, mặt hàng nước ngọt không thuộc diện chịu thuế; còn theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, mặt hàng này cũng như nhiều hàng hóa khác, được áp thuế giá trị gia tăng 10%. Như vậy, theo đề xuất của Bộ Tài chính, mỗi lon nước ngọt sẽ phải chịu thêm 12% thuế, mức giá thành trong thực tế cũng sẽ tăng khoảng 12%.

Đề xuất áp thuế cao với nước ngọt để… chống béo phì

Đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt là 10% (Ảnh minh họa)

Đánh thuế mạnh tay vì lo dân béo phì

Bộ Tài chính phân tích, hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 25% dân số. Theo lập luận của Bộ này, khi giá thành tăng sẽ làm giảm mức tiêu thụ nước ngọt trên thị trường và đây chính là một trong những giải pháp đẩy lùi nguy cơ thừa cân, béo phì trong dân.

Tuy nhiên, lý giải này của Bộ Tài chính không nhận được nhiều sự ủng hộ của các cơ quan liên quan và của dư luận.

Một số chuyên gia cho rằng, để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, kiểm soát bệnh tiểu đường và béo phì thì cần loại bỏ sản phẩm đường lỏng HFCS trong sản xuất đồ uống, chứ không phải đánh thuế cao với mặt hàng này.

Không ít các quốc gia khác cũng đã áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, nhưng thực tế là tình trạng béo phì ở các quốc gia này vẫn tiếp tục gia tăng, Do đó, việc áp thuế với mặt hàng nước ngọt không phải là giải pháp để chống béo phì, thừa cân bởi còn có rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến các bệnh này.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.