Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp nào?

Đấu thầu hạn chế là một trong những hình thức đấu thầu bên cạnh các hình thức như đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu… Theo đó, đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp nào?

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp nào?

Đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu (Điều 21 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13).

Với quy định này thì những dự án sử dụng vốn nhà nước đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ một số nhà thầu đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật của gói thầu thì được áp dụng đấu thầu hạn chế.

Đấu thầu hạn chế là một dạng của đấu thầu, là hoạt động đấu thầu như bình thường, nhưng ở đây sẽ bị hạn chế về số lượng chủ thể tham gia đấu thầu, tức là số chủ thể tham gia vào buổi đấu thầu sẽ chỉ theo số lượng nhất định.

đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp nàoĐấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp nào? (Ảnh minh họa)

Quy trình lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu hạn chế

Theo quy định tại Điều 38 Luật đấu thầu năm 2013 và Điều 32 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:

Thứ nhất, chuẩn bị lựa chọn nhà thầu bao gồm:

- Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);

- Lập hồ sơ mời thầu;

- Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Thứ hai, tổ chức lựa chọn nhà thầu;

- Mời thầu;

- Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

- Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

- Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

Thứ ba, đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

- Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

Thứ tư, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

- Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;

- Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;

- Xếp hạng nhà thầu.

Thứ năm, thương thảo hợp đồng.

Thứ sáu, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Thứ bảy, toàn thiện, ký kết hợp đồng.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Khám ngoại trú trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế?

Khám ngoại trú trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế?

Khám ngoại trú trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế?

Với tấm thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trong tay, khi đi khám, chữa bệnh, người dân sẽ được giảm bớt phần nào chi phí. Tuy nhiên, nếu khám chữa bệnh trái tuyến thì tùy từng trường hợp, người dân mới được thanh toán. Vậy khám ngoại trú trái tuyến có được hưởng BHYT?