Đặt cọc mua nhà có đòi lại được không?

Đặt cọc là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Biện pháp này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán, đặc biệt là mua bán nhà.

Theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trong giao dịch mua bán nhà ở, do giá trị tài sản rất lớn nên thông thường, số tiền đặt cọc cũng không nhỏ. Khi không tiếp tục giao kết hợp đồng, người mua luôn có nguyện vọng lấy lại tiền đặc cọc, nhưng liệu tiền đặt cọc mua nhà có đòi lại được không hay bị “mất sạch”?

Nếu giao dịch mua bán đúng quy định

Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc”.

Theo đó, khi không tiếp tục giao kết hợp đồng, bên mua nhà sẽ bị mất tiền đặt cọc; tiền đặt cọc thuộc về bên bán. Tương tự, nếu bên bán không chấp nhận bán nhà như đã thỏa thuận thì không những phải trả lại tiền đặt cọc cho bên mua, mà còn phải trả thêm một khoản tiền tương đương tiền đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Đặt cọc mua nhà có đòi lại được không?

Bên mua bị mất tiền đặt cọc trong trường hợp giao dịch mua bán đúng quy định

Tuy nhiên, quy định nêu trên chỉ áp dụng trong trường hợp việc giao kết hợp đồng mua nhà là đúng quy định của pháp luật, không thuộc các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu.

Nếu giao dịch mua bán vô hiệu

Bộ luật Dân sự 2015 quy định một số trường hợp giao dịch dân sự được coi là vô hiệu, trong đó có: Giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội; Giao dịch dân sự do giả tạo; do nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; do không tuân thủ quy định về hình thức…

Điều 131 Bộ luật này quy định: “Khi giao dịch dân sự được xác định là vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhanh những gì đã nhận”.

Như vậy, trong trường hợp giao dịch mua bán nhà, đất được xác lập do bên bán “lừa dối” về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) hoặc do nhầm lẫn về giá cả, về người đứng tên trên Sổ đỏ... thì có thể được coi là giao dịch vô hiệu. Bên mua được yêu cầu bên mua hoàn trả lại tiền đặt cọc hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu để đòi lại tiền đặt cọc.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.