Đánh người để đòi nợ, phạm tội gì?

Đánh người đề đòi nợ là hành vi trái pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy đánh người để đòi nợ phạm tội gì?

Đánh người để đòi nợ phạm tội gì? Mức phạt thế nào?

Đánh người là hành vi nguy hiểm cho xã hội và xâm phạm đến quyền bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người khác. Vì vậy, dù thực hiện với bất kì mục đích nào, việc cố ý đánh người đều bị pháp luật xử lý.

Thông thường, nếu đánh người và gây thương tích cho người khác, người vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 02 - 03 triệu đồng (theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích với mức phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy theo tỉ lệ thương tích.

Tuy nhiên, nếu không đơn thuần chỉ đánh người mà đồng thời còn đe dọa, ép buộc hoặc trực tiếp lấy tài sản người vay để trừ nợ thì hành vi này còn có thể cấu thành Tội cướp tài sản tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.

Cụ thể, Điều 168 quy định như sau:

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, nếu bị xử lý về Tội cướp tài sản, tùy mức độ vi phạm mà người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Việc quyết định tội phạm và hình phạt áp dụng sẽ do Tòa án quyết định dựa trên các tình tiết, chứng cứ được cơ quan điều tra xác minh.

danh nguoi de doi no pham toi giĐánh người để đòi nợ phạm tội gì? (Ảnh minh họa)

Thuê xã hội đen đòi nợ thay, chủ nợ có bị phạt không?

Để đòi được nợ, nhiều người đã không màng đến các quy định của pháp luật mà thuê các đối tượng xấu đến gây rối, đe dọa, đập phá đồ đặc hoặc thậm chí là đánh người.

Đây đều là những hành vi trái pháp luật và có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu vi phạm đến mức xử lý hình sự, căn cứ Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015, không chỉ các đối tượng xã hội đen, người trực tiếp thực hiện hành vi đòi nợ đòi nợ trái pháp luật mà người đi thuê cũng có thể bị truy cứu với vai trò là đồng phạm.

Theo nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự, tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã gây ra. Do đó, nếu thuê người khác đòi nợ kiểu xã hội đen, người thuê rất có thể sẽ từ chủ nợ mà trở thành tội phạm.

Xem thêm: Thuê xã hội đen đòi nợ, phạm tội gì?

Làm thế nào để đòi được nợ mà không phạm luật?

Để không vi phạm các quy định của pháp luật, chủ nợ không được trực tiếp thực hiện hoặc gián tiếp thuê người thực hiện các hành vi đòi nợ cực đoan gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe và tính mạng của người vay cũng như người thân của họ.

Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Khi người vay dùng những thủ đoạn gian dối cố tình chiếm đoạt số tiền vay thì bên cho vay có thể gửi đơn tố giác gửi đến cơ quan công an điều tra.

Trong đó, theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Đồng thời, Tòa án sẽ giải quyết yêu cầu đòi nợ của bên cho vay trong quá trình xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản của người vay.

Trên đây là giải đáp về: Đánh người để đòi nợ phạm tội gì? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Vay tiền không trả có bị đi tù không? Trốn nợ xử lý thế nào?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư được bồi thường thế nào?

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là bồi thường phần diện tích nhà, đất thuộc tài sản công không phải là căn hộ chung cư. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin về điều này.

Sang tên Sổ đỏ hộ gia đình 2024: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

Sang tên Sổ đỏ hộ gia đình 2024: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

Sang tên Sổ đỏ hộ gia đình 2024: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

Khi sang tên đất hộ gia đình thường gặp một số vướng mắc, thậm chí là tranh chấp giữa các thành viên nếu có người phản đối việc chuyển nhượng. Nếu người dân nắm rõ quy định dưới đây sẽ biết cách bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.